Thoát vị đĩa đệm mông là tình trạng rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức cột sống xuống chân, ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực mông, gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về thoát vị đĩa đệm mông
Thoát vị đĩa đệm là thuật ngữ mô tả tình trạng xảy ra khi nhân nhầy đĩa đệm cột sống lệch ra ngoài vị trí thông thường, chui qua dây chằng và chèn ép vào các rễ dây thần kinh gây triệu chứng tê bì, đau nhức. Tình trạng thoát vị đĩa đệm là do sụn hoặc đĩa đệm bị mòn, nứt, vỡ và có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của cột sống, đặc biệt là ở vùng mông.
2. Thoát vị đĩa đệm mông có nguy hiểm không?
Tình trạng bệnh có thể gây đau đớn mãn tính và nhiều biến chứng nguy hiểm hơn, chẳng hạn như: rối loạn chức năng bài tiết, tổn thương hệ thần kinh trung ương, hội chứng chùm đuôi ngựa… Thông thường, liệu pháp điều trị nội khoa sẽ được áp dụng để điều trị bệnh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp buộc phải can thiệp phẫu thuật sớm nhằm ngăn ngừa tàn tật vĩnh viễn.
3. Biến chứng nguy hiểm
Thoát vị đĩa đệm mông là tình trạng bệnh lý đáng quan ngại. Dưới đây là một số biến chứng người bệnh có thể gặp phải nếu bệnh chuyển biến nghiêm trọng và không được chữa trị kịp thời, đúng cách:
3.1. Thoát vị đĩa đệm mông gây rối loạn bài tiết
Chứng thoát vị đĩa đệm chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chèn ép thần kinh, gây rối loạn cơ tròn. Trong tình trạng này, người bệnh sẽ dễ dàng gặp phải hiện tượng rối loạn bài tiết, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ. Triệu chứng ban đầu là bí tiểu, sau đó sẽ thường xuyên đái dầm, tiểu mất kiểm soát.
3.2. Thoát vị đĩa đệm mông gây tổn thương hệ thần kinh
Chèn ép thần kinh do thoát vị đĩa đệm có khả năng cao gây tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Tình trạng này có thể xảy ra khi nhân nhầy đĩa đệm rò rĩ thường xuyên, tạo áp lực nặng nề lên dây thần kinh tại vùng ảnh hưởng. Về lâu dài, chức năng bó sợi bị suy giảm, quá trình chữa lành và hồi phục trở nên khó khăn hơn.
3.3. Rối loạn chức năng tiêu hóa
Tuỷ sống là một cấu trúc phức tạp của các mạch máu, mô và dây thần kinh. Bao quanh bên ngoài là cột sống, bao gồm 33 đốt sống với các đĩa đệm giảm xóc. Chức năng chủ yếu của tuỷ sống là gửi tín hiệu từ hệ thống thần kinh đến các bộ phận còn lại trong cơ thể. Do đó, nếu cấu trúc cột sống bị tổn thương hoặc đĩa đệm thoái hoá, các dây thần kinh điều khiển hệ thống tiêu hóa nhanh chóng bị ảnh hưởng.
3.4. Hội chứng chùm đuôi ngựa
Tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn do thoát vị đĩa đệm có thể gây ra hội chứng chùm đuôi ngựa. Đây là tình trạng rối loạn cảm giác ở mông và đùi. Trường hợp này cần can thiệp y tế kịp thời để ngăn ngừa biến chứng nặng hơn.
Hội chứng có thể gây liệt hai chi dưới do chứng tiểu tiện không tự chủ, tổn thương trực tràng và một số tình trạng cấp cứu ngoại khoa khác.
3.5. Bí tiểu, tiểu không tự chủ
Bàng quang chứa đầy nước tiểu nhưng người bệnh không thích đi tiểu hay mất cảm giác thèm tiểu tiện như bình thường.
– Đại tiện không tử chủ: Tình trạng này xảy ra do rối loạn chức năng tĩnh mạch hậu môn.
– Rối loạn cảm giác hậu môn, vùng mông, bộ phận sinh dục.
– Yếu hoặc liệt các chi dưới.
– Đau lưng hoặc cẳng chân (đau dây thần kinh thắt lưng).
– Rối loạn chức năng tình dục.
3.6. Hội chứng hập khễnh cách hồi
Hội chứng đau khập khiễng cách hồi cũng là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh thoát vị đĩa đệm. Đây là tình trạng rối loạn chức năng vận động, khiến cho người bệnh không thể kiểm soát hành vi của mình, ví dụ như:
– Khó khăn khi di chuyển thường xuyên.
– Luôn phải nghỉ ngơi ngay sau mỗi lần di chuyển.
3.7. Bệnh lý tuỷ – rễ
Bệnh lý tuỷ – rễ là một biến chứng nguy hiểm, gây ra bởi đĩa đệm thoái hoá. Triệu chứng phổ biến như là:
– Khó đi lại.
– Liệt cứng các chi trên.
– Tăng phản xạ, mất cảm giác do gián đoạn cơ học, tổn thương mạch máu tại đường dẫn truyền tủy sống đến các chi.
3.8. Teo cơ chi
Chứng thoát vị đĩa đệm khiến quá trình tuần hoàn máu đến các cơ quan nội tạng bị cản trở. Đặc biệt, các chi thiếu hụt dưỡng chất nghiêm trọng sẽ bị teo lại, làm hạn chế khả năng hoạt động của người bệnh. Nhiều trường hợp mất khả năng lao động vĩnh viễn cũng xuất phát từ lý do trên.
3.9. Rối loạn cảm xúc
Người bị bệnh thoát vị đĩa đệm mông có khả năng cao bị mất trí nhớ nếu không được chữa trị kịp thời. Triệu chứng thường gặp là tê bì tay chân, rối loan cảm giác ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, phụ thuộc vào vị trí rễ thần kinh bị tổn thương. Người bệnh sẽ cảm thấy nóng lạnh thất thường hoặc mất hẳn cảm giác đau.
4. Điều trị thoát vị đĩa đệm mông thế nào?
Tuỳ thuộc tình trạng tổn thương, chèn ép các rễ dây thần kinh khác nhau sẽ có các triệu chứng lâm sàng khác nhau, do đó việc chọn phương pháp điều trị cần do các bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp chỉ định.
4.1. Điều trị nội khoa
Nếu thoát vị mức độ nặng, tiến hành điều trị ngoại khoa chiếm 70 – 75% số trường hợp. Việc điều trị phải phối hợp cả 3 liệu pháp là kéo giãn cột sống thắt lưng, tiêm thuốc ngoài màng cứng và sử dụng các nhóm thuốc, phương pháp không dùng thuốc khác.
4.2. Tiêm ngoài màng cứng
Liệu pháp tiêm ngoài màng cứng là bơm thuốc gây tê và các thuốc chống viêm không steroid vào khoang ngoài màng cứng, từ đó thuốc ngấm sâu vào rễ thần kinh gây viêm, mang lại tác dụng tiêu viêm, giảm đau nhức. Kỹ thuật này đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao, đồng thời đề phòng các tai biến như viêm màng não mủ, viêm phổi, choáng, đau đầu.
4.3. Vật lý trị liệu
Phương pháp vật lý trị liệu bằng hồng ngoại, điện phân kết hợp các phương pháp y học cổ truyền như châm cứu, xoa bóp, có tác dụng giãn cơ bắp, tăng cường tuần hoàn tại chỗ. Các biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm ngoại khoa bằng laser, chọc hút đĩa đệm qua da, hoá tiêu nhân…
Dù điều trị bằng biện pháp nào cũng cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Do đó người bệnh thoát vị đĩa đệm cần phải đến bệnh viện có chuyên khoa Cơ xương khớp để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý, từ đó có biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm phù hợp.
Hệ thống Y tế Thu Cúc là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp giỏi, cùng trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp người bệnh chẩn đoán và điều trị hiệu.