Nếu bạn có những cơn đau nhức vùng cổ, vai gáy, tê bì tay, đau đầu,… rất có thể bạn mắc thoát vị đĩa đệm. Với bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bạn chớ chủ quan vì rất có thể bệnh gây biến chứng nguy hiểm.
Menu xem nhanh:
1.Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì?
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là căn bệnh có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn nhưng xảy ra phổ biến nhất ở độ tuổi trung niên và người già do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
– Do chịu áp lực quá lớn cùng một lúc khiến cho một đốt xương sống hoặc cột sống bị phá vỡ hoặc một đĩa đệm bị vỡ và lệch ra khỏi vị trí.
– Do làm việc văn phòng hay ngồi một chỗ sử dụng máy tính liên tục trong thời gian lâu mà không đổi tư thế gây hại cho cột sống cổ.
– Ít tập thể dục, lười vận động.
2.Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chớ coi thường
Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức vùng cổ, vai, gáy. Bệnh để lâu, các cơn đau sẽ lan xuống vùng cánh tay, bàn tay gây tê, mỏi, hoạt động, cử động yếu hơn bình thường.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tuy không phải bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng nhưng nếu bệnh tiến triển không được điều trị hiệu quả, bệnh có thể gây nên các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như:
Thiếu máu nuôi dưỡng não
Không chỉ các rễ thần kinh bị chèn ép và các mạch máu ở vùng cổ cũng bị chèn ép, làm giảm quá trình lưu thông máu từ tim lên đến não. Thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu máu cục bộ gây tổn thương cho não và hệ thần kinh. Đó là lý do khiến bạn bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt
Hội chứng giao cảm cổ sau
Khi nhân nhày chèn ép vào các rễ thần kinh tủy sống có thể gây ra hội chứng giao cảm cổ sau và có các biểu hiện như: Đau đầu, chóng mặt, rối loạn thăng bằng, rối loạn chức năng nghe và nuốt. Các triệu chứng của hội chứng giao cảm cổ sau có thể tiến triển nặng hơn và xuất hiện nhiều biểu hiện xen kẽ gây ra các rối loạn vận động, tay chân, gây đau nhức. Bệnh nhân khó cử động, không tự đi một mình được.
Liệt nửa người, liệt tay chân
Đây là biến chứng nặng nề nhất thuộc chứng rối loạn vận động tay chân. Khi rễ thần kinh cổ 2, 3 bị chèn ép nặng sẽ gây ra những tổn làm mất khả năng vận động nửa người, tê liệt tay chân.
3.Làm sao để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Để phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như:
Nên thường xuyên tập thể dục đều đặn 30-45 phút mỗi ngày với những bài tập tốt cho cột sống cổ và vừa sức.
Không nên làm việc quá lâu tại bàn giấy, đặc biệt với máy vi tính, cứ mỗi 30-40 phút nên dừng lại để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay. Các động tác tự xoa bóp vùng cổ gáy có tác dụng tốt chống thoái hóa.
Giữ ấm vùng cổ vai khi trời lạnh, khi đi xe máy và đi ngủ.
Tránh các động tác làm căng cơ cổ như xách vật nặng một tay, đeo túi xách, bê vác nặng, không mang vác vật nặng tì đè lên đầu, cổ, không nên cúi đầu quá lâu, giữ nguyên một tư tế, ngủ gật dưới bàn.