Nhổ răng số 8 hàm dưới có gây biến chứng hay nguy hiểm gì không? Có nên thực hiện không? Thực tế thấy rằng bản thân răng khôn là chiếc răng “khó nhằn”, không hề dễ dàng xử lý như những răng thông thường. Để tìm hiểu cụ thể về những nguy hiểm từ việc nhổ răng khôn, hãy cùng tham khảo bài viết sau.
Menu xem nhanh:
1. Nhổ răng khôn hàm dưới có thật sự cần thiết?
Nếu đáp ứng được những yêu cầu về tay nghề bác sĩ, trang thiết bị, … thì nhổ răng khôn hàm dưới không hề quá nguy hiểm như nhiều người nghĩ. Đây cũng là một phương pháp cần thực hiện nhổ răng khôn ở hàm dưới để tránh biến chứng:
– Răng số 8 mọc ngầm dẫn tới viêm nhiễm, bệnh nhân đau nhức.
– Răng số 8 mọc lệch, hình thành khe mắc thức ăn. Răng đâm vào các răng bên cạnh, cung hàm bị xô lệch.
– Răng số 8 không có răng mọc đối diện ăn khớp, gây ảnh hưởng tới phần hàm đối diện.
– Răng số 8 có hình dạng không bình thường.
– Răng số 8 bị sâu hoặc viêm nhiễm, viêm nha chu, …
2. Những trường hợp buộc phải nhổ răng khôn hàm dưới
Nhìn chung có 2 trường hợp chính răng khôn hàm dưới cần được nhổ. Thứ nhất là khi răng bị mọc lệch và hai là răng mọc thẳng gây ra những biến chứng. Bên cạnh 2 trường hợp này, răng khôn còn có thể được nhổ để phục vụ cho thẩm mỹ răng.
2.1 Răng số 8 mọc lệch
Khi bị mọc lệch, răng số 8 hàm dưới thường gây ra những cơn đau kéo dài. Điều này gây ảnh hưởng tới cả quá trình ăn uống và vấn đề vệ sinh răng miệng. Khi khoang miệng không được đảm bảo sạch sẽ, vi khuẩn sẽ tích tụ và dẫn tới sâu răng, lợi bị sưng, nhiễm trùng nặng. Khi phần chân răng bị lệch còn có thể đâm sang phía răng hàm số 7. Từ đó, răng số 7 bị chèn ép dẫn tới nhiều biến chứng, thậm chí là mất răng.
2.2 Răng số 8 mọc thẳng nhưng gây đau nhức
Nhiều trường hợp tuy mọc răng khôn thẳng nhưng vẫn là nguyên nhân cho nhiều triệu chứng đau nhức. Điều này có thể xuất phát từ lợi chắc khiến răng không mọc được lên. Từ đó dẫn tới lợi dễ bị sưng, lợi trùm. Trường hợp này nếu không tiến hành nhổ bỏ sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới cấu trúc của xương răng. Vì vậy, việc nhổ răng khôn ở hàm dưới trong trường hợp này là cần thiết thể bảo vệ sức khỏe răng miệng.
3. Nguy hiểm từ việc nhổ răng số 8 hàm dưới
Để đánh giá nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm hơn còn phụ thuộc vào một số yếu tố. Ví dụ như là yếu tố về vị trí mọc răng, tình trạng sức khỏe người bệnh, cơ sở thực hiện, tay nghề của bác sĩ thực hiện.
Ngày nay, trang thiết bị máy mọc và công nghệ điều trị răng khôn ngày càng hiện đại. Do đó, quá trình tiến hành nhổ răng khôn hàm dưới nhanh chóng hơn nhiều. Những nguy hiểm, nguy cơ biến chứng cũng được hạn chế. Một điều cũng không kém phần quan trọng là người bệnh cần lựa chọn được cơ sở nha khoa thực hiện uy tín để đảm bảo và mức độ an toàn, hiệu quả và nhanh chóng.
Đã có nhiều trường hợp bác sĩ điều trị chỉ định nhổ 2 hay 4 chiếc răng khôn cùng lúc vẫn có thể đảm bảo an toàn. Điều này giúp bệnh nhân có thể nhanh chóng nhổ răng số 8 hàm dưới. Như vậy, thời gian được tiết kiệm hơn, quá trình chăm sóc và phục hồi sau điều trị cũng nhanh chóng.
4. Những phương pháp xử lý răng số 8 hàm dưới
Hiện nay, 2 phương pháp nhổ răng khôn hàm dưới thường được áp dụng là nhổ bằng kìm và nhổ bằng công nghệ piezotome.
4.1 Nhổ răng khôn với phương pháp truyền thống
Với phương pháp thông thường, các bác sĩ sẽ thương sử dụng những dụng cụ như kìm, bẩy, cưa, đục, … Những dụng cụ nha khoa này sẽ giúp chia cắt thân, chân răng.
Với những trường hợp răng mọc thẳng, phương pháp này sẽ dễ dàng thực hiện đông tác lay, lắc. Điều này để làm đứt những dây chằng. Từ đó răng sẽ lung lay, dễ dàng nhổ bỏ. Tiếp đến, việc mở ra cửa sổ xương sẽ được thao tác bằng đục, chia cắt phần thân răng bằng cưa, làm cơ xương, thân răng bằng búa, …
Với các trường hợp răng khôn bị mọc ngầm, mọc lệch, bác sĩ sẽ mở xương bằng đục với các động tác góc bằng búa vào thân, chân răng để chia cắt ra. Cách điều trị này thường gây đau đớn và hoảng sợ cho người bệnh. Cùng với đó, những dụng cụ này có thể dễ gây tổn thương vào các phần mềm như môi, lưỡi, má, … Đặc biệt, rất khó để có thể kiểm soát những dụng cụ sắc, nhọn trước nguy cơ gây tổn thương tới các dây thần kinh ở răng dưới, rách lưỡi, …
4.2 Nhổ răng khôn bằng công nghệ piezotome
Thay vì nhổ răng bằng phương pháp truyền thống thông thường, hiện nay nhiều người đã lựa chọn nhổ bằng công nghệ piezotome. Đây là phương pháp nhổ răng sử dụng máy phẫu thuật siêu âm. Nhờ công nghệ hiện đại, quá trình nhổ răng diễn ra nhanh chóng, nhẹ nhàng và an toàn hơn. Các thức tiến hành nhổ răng rất đơn giản với đầu siêu âm được đưa đi nhẹ, êm xung quanh vùng cổ răng để tác động dây chằng giúp răng tự lung ray.
Khi nhổ răng khôn với công nghệ piezotome, người bệnh không cảm thấy đau. Sau khi phần chân răng đã được tách khỏi nướu cũng là khi sóng siêu âm khóa lại mạch máu. Đồng thời, nướu răng cũng không bị sưng hay chảy máu, viêm nhiễm.
Thời gian thực hiện phẫu thuật răng không cũng không còn kéo dài vài tiếng đồng hồ như phương pháp thông thường. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ chỉ mất vài phút để xử lý răng khôn. Người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện nhổ nhiều hơn 1 chiếc răng số 8 cùng lúc. Vấn đề nguy hiểm hay biến chứng không còn quá đáng ngại.
Vết thương ở vị trí nhổ răng khi thực hiện với phương pháp piezotome có thời gian lành nhanh chóng, không sang chấn sau phẫu thuật. Do đó, sau khi nhổ, người bệnh có thể đi làm và sinh hoạt như bình thường.
Trên đây là một số thông tin để giải đáp vấn đề nhổ răng số 8 hàm dưới có nguy hiểm không. Hy vọng qua đó, mỗi người đã biết cách xử lý răng khôn phù hợp cho bản thân trong trường hợp cần thiết.