Những bài tập cải thiện bệnh ống cổ tay hiệu quả

Bệnh ống cổ tay là bệnh lý thường gặp ở người lao động chân tay hàng ngày. Triệu chứng điển hình ở bệnh là tình trạng đau, tê bì tay, cổ tay và các ngón tay thuộc chi phối của dây giữa. Những biểu hiện này ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và hoạt động hàng ngày của mọi người. Dưới đây sẽ là một số bài tập giúp cải thiện tình trạng bệnh lý bạn nên biết.

1. Bệnh ống cổ tay là gì?

Nguyên nhân chính dẫn tới bệnh ống cổ tay (hội chứng ống cổ tay) là do sự chèn ép dây thần kinh đi qua ống cổ tay. Lý do có thể xuất phát từ các công việc hàng ngày, khi lặp đi lặp lại các hoạt động nặng ở cổ tay hay rung, lắc. Ngoài ra một số người hay làm việc với máy tính cũng có thể gặp phải.

Bệnh ống cổ tay là do sự chèn ép dây thần kinh đi qua cổ tay

Hội chứng ống cổ tay xảy ra chủ yếu do sự chèn ép dây thần kinh

Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh lý này được ước tính cao gấp 3 lần so với nam giới. Nguyên nhân là do cổ tay của phụ nữ thường nhỏ hơn nên khả năng bị chèn ép cao hơn. Tình trạng này thường tiến triển khá chậm, đến khi mức độ chèn ép nặng gây ảnh hưởng đến chức năng thần kinh, khi này bệnh nhân mới phát hiện thông qua các dấu hiệu. Chủ yếu bệnh nhân sẽ thấy: tê tay, ngứa gan bàn tay và ngón tay liên tục,…

Tay là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, giúp cầm, nắm, giữ,… đồ vật và nhiều hoạt động khác. Vì vậy khi mắc phải hội chứng này sẽ khiến người bệnh thường xuyên bị tê buốt và khó chịu gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Một số công việc đơn giản như: đánh máy, cầm, giữ đồ,… cũng trở lên khó thực hiện. Vì vậy, khi bệnh chưa trở nặng, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng một số các bài tập để cải thiện tình trạng bệnh.

2. Một số bài tập dành riêng cho bệnh ống cổ tay

Những bài tập sau khá nhẹ nhàng và đơn giản, giúp người bệnh có thể tập luyện bất cứ lúc nào. Khi tập cũng không cần thiết bị hay dụng cụ nào hỗ trợ. Các bài tập đa phần kéo dài một vài phút nên bạn cần luyện tập thường xuyên để bệnh được cải thiện dần.

2.1. Cải thiện bệnh ống cổ tay bằng động tác cầu nguyện

Thiện hiện động tác:

– Người bệnh sẽ thực hiện chắp tay ở tư thế cầu nguyện. Sau đó từ từ tách các ngón tay ra xa nhất có thể. Tiếp tục “gác chuông” các ngón tay và tách hai lòng bàn tay ra.

Bài tập này giúp kéo căng gân ở bàn tay và cấu trúc ống cổ tay. Từ đó làm giảm tình trạng dây thần kinh bị chèn ép. Những bệnh nhân bị chèn ép phần dây thần kinh giữa thì động tác này giúp cải thiện khá hiệu quả.

2.2. Động tác lắc tay

Thực hiện:

– Bạn sẽ thực hiện động tác này như khi lắc ngửa tay để khô sau mỗi lần rửa tay. Cùng động tác này, bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày mỗi khi rảnh rỗi.

Bài tập lắc tay giúp cải thiện bệnh ống cổ tay

Bài tập lắc tay cho bệnh nhân bệnh ống cổ tay

Bài tập này giúp tập trung tăng cường và giữ cho các cơ gấp của bàn tay và dây thần kinh không bị chèn ép, chuột rút hay căng cứng. Nếu luyện tập thường xuyên bạn sẽ thấy rõ kết quả.

2.3. Bài tập xòe ngón tay duỗi cổ tay cải thiện bệnh ống cổ tay

Thực hiện:

– Đặt cánh tay duỗi khuỷu thẳng ra phía trước, mở rộng phần cổ tay sao cho ngón tay hướng xuống dưới.

–  Các ngón tay từ từ xòe ra, tay còn lại xoa bóp nhẹ phần cổ và bàn tay đang duỗi. Các ngón tay và cổ tay cần phải duỗi căng tối đa.

– Giữ và xoa bóp khoảng 20 phút, đổi bên và lặp lại.

Với động tác này nên thực hiện từ 2-3 lần/cánh tay và lặp lại nhiều lần trong ngày.

Trên là 3 động tác được áp dụng nhiều trong điều trị hội chứng cổ tay và bạn có thể áp dụng bất kỳ lúc nào tong ngày. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần chú ý việc điều trị bằng thuốc và xây dựng chế độ sinh hoạt ăn uống khoa học.

3. Những thói quen tốt cho bệnh nhân hội chứng ống cổ tay

Tình trạng của bệnh lý này có thể được cải thiện nếu người bệnh chăm chỉ luyện tập và rèn luyện các thói quen tốt. Sau đây là những thói quen đơn giản nhưng rất hiệu quả với bệnh nhân hội chứng này mà bạn cần biết:

3.1. Thể dục cho cổ tay sau thời gian dài làm việc

Kể cả làm các công việc nhẹ nhàng như: guitar, đánh máy, và cả những công việc nặng yêu cầu dùng nhiều sức ở tay: khoan, vác đồ, cuốc đất,… Khi thực hiện liên tục trong thời gian dài sẽ gây áp lực cho dây thần kinh ở tay. Thời gian nghỉ ngơi có thể áp dụng các động tác trên và xoa bóp cổ tay để cải thiện nhức mỏi.

3.2. Hạn chế gập cổ tay

Những bệnh nhân bị hội chứng ống cổ tay thường gặp tình trạng khó hoạt động phần cổ tay. Những người này nên hạn chế các động tác uốn gập hay bẻ cong cổ tay về nhiều hướng. Thay vào đó, người bệnh nên giữ cho cổ tay thẳng càng nhiều càng tốt để hạn chế việc dây thần kinh bị chèn ép gây đau.

3.3. Luôn giữ ấm tay

Các cơn đau nhức, tê buốt thường biểu hiện nặng hơn khi trời trở lạnh. Việc giữ ấm tay cũng là cách để giảm đau và tê ở tay. Người bệnh nên sử dụng găng tay không che ngón hoặc che nửa ngón riêng cho lòng bàn tay để giữ ấm.

3.4. Thư giãn tay

Không chỉ duy trì việc tập luyện cổ tay khi thấy có dấu hiệu nhức mỏi, nên thực hiện thường xuyên từ 1-2 giờ/lần. Ngoài ra, nếu đang bị căng thẳng quá mức, có thể điều tiết lại các công việc để có hời gian nghỉ ngơi cùng luyện tập tay hơn.

Thư giãn và luyện tập cho cổ tay thường xuyên hơn

Thư giãn và luyện tập cổ tay giúp giảm mức độ phát triển của hội chứng

Ngoài ra, với nhân viên văn phòng có thể hỗ trợ bằng việc sử dụng các loại bút mềm, bàn phím nhẹ hơn để giảm áp lực vào cổ tay.

Bệnh ống cổ tay phổ biến và gây nhiều tác hại đến sức khỏe, đời sống. Vì vậy cần lưu ý phòng ngừa và khắc phục sớm. Đặc biệt khi hội chứng ống cổ tay trở nặng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế tin cậy để thăm khám và xác định rõ mức độ bệnh. Từ đó, người bệnh sẽ được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và chỉ định phác đồ điều trị giúp việc hồi phục tiến triển tốt hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital