Chào bạn,
Tại Việt Nam, hiện nay, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh thấp tim là các vi khuẩn thuộc nhóm liên cầu. Bệnh nhân thường mắc bệnh sau viêm họng do liên cầu từ vài tuần đến vài tháng. Bệnh thấp tim gây tổn thương các cấu trúc van tim, dày, co kéo, vôi hóa tổ chức van tim. Do vậy, thấp tim vẫn là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh van tim.
Nhờ hiệu quả của các loại vắc-xin, tỉ lệ thấp tim ngày nay đang có xu hướng giảm rõ rệt tuy nhiên vẫn còn cao. Đặc biệt, bệnh dễ tái phát trong thời kỳ thiếu nhi và thanh niên. Những lần tái phát này thường làm cho bệnh tim nặng lên, khiến các tổn thương van tim tiến triển nhanh hơn.
Trong các biện pháp dự phòng, tiêm phòng thấp là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa thấp tim tái phát trở lại và hạn chế tiến triển xấu của bệnh van tim.
Thuốc dùng để tiêm phòng bệnh thấp tim là penicillin. Thuốc tác dụng chậm và cũng như tiêm các loại kháng sinh khác, có một số nguy cơ như: dị ứng, sốc phản vệ,…Bởi vậy, trước khi tiêm phòng thấp, con của bạn cũng như các bệnh nhân khác đều được thử phản ứng trước, nhằm làm giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Một số tác dụng phụ khác như đau ở vị trí tiêm, chảy máu, hay tiêm vào thần kinh ngồi (ít gặp).
Bạn nên cho bé tiêm phòng cấp ngay ngay sau khi điều trị đợt thấp tim cấp. Thời gian tiêm thay đổi tuỳ theo tình trạng cụ thể của bệnh: Thấp tim lần đầu hay tái phát nhiều lần, mức đọ ảnh hưởng đến tim và các van tim…Thông thường như sau:
+ Thấp tim kèm theo viêm cơ tim, có di chứng van tim: bệnh nhân cần tiêm dự phòng ít nhất đến 40 tuổi, có thể suốt đời.
+ Thấp tim có viêm tim nhưng chưa gây ra di chứng van tim: cần dự phòng cho đến tuổi trưởng thành. Thường ít nhất là 10 năm hoặc có thể lâu hơn.
+ Thấp tim không có viêm tim: cần tiêm phòng liên tục trong 5 năm. Nếu trong 5 năm mà bệnh nhân có 1 lần tái phát thì phòng đến 21 tuổi hoặc lâu hơn.
Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về việc tiêm phòng thấp tim và có những lựa chọn đúng đắn.
Bác sỹ cho em hỏi? Dấu hiệu nào nhận biết là trẻ đang bị thấp tim ạ?
Chào bạn, Thấp tim (hay còn gọi là thấp khớp cấp) là một bệnh viêm nhiễm do biến chứng của vi khuẩn liên cầu nhóm A (thường sau viêm họng, viêm amidan) gây tổn thương tim, khớp, thần kinh và da.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị thấp tim
📌 1. Triệu chứng ở tim (Viêm tim)
– Tim đập nhanh, hồi hộp, mệt mỏi
– Khó thở, đau ngực
– Phù chân, mặt (trường hợp nặng)
– Nghe tim có tiếng thổi bất thường khi khám
📌 2. Triệu chứng ở khớp
– Sưng, nóng, đỏ, đau khớp (thường gặp ở khớp gối, cổ chân, cổ tay, khuỷu tay)
– Đau khớp di chuyển từ khớp này sang khớp khác
– Hết viêm mà không để lại di chứng
📌 3. Triệu chứng thần kinh (Múa giật Sydenham)
– Cử động tay chân không kiểm soát, giật giật
– Viết chữ xấu dần, cầm nắm kém
– Thay đổi cảm xúc, dễ cáu gắt
📌 4. Triệu chứng ngoài da
– Ban đỏ vòng: Ban hồng nhạt, hình tròn, viền đỏ, giữa nhạt màu
– Nốt dưới da: Cục nhỏ, cứng, không đau, xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối
📌 5. Tiền sử
– Trẻ từng bị viêm họng do liên cầu khuẩn khoảng 2-4 tuần trước khi có triệu chứng trên
Khi nào cần đưa trẻ đi khám ngay?
⚠️ Trẻ đau khớp nhiều, khó thở, đau ngực, mệt mỏi bất thường
⚠️ Có cử động bất thường ở tay chân
⚠️ Tái phát viêm họng nhiều lần kèm sốt
Bệnh thấp tim có thể gây tổn thương van tim vĩnh viễn, vì vậy nếu nghi ngờ, bạn nên đưa bé đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé! 💙