Chào bạn Trang,
Chỉ số đường huyết GI (Glycemic index) là chỉ số đánh giá nồng độ glucose trong máu, đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ chẩn đoán nhiều bệnh lý, đặc biệt là đái tháo đường (tiểu đường).Tuy nhiên không nhiều người đặc biệt quan tâm đến chỉ số này nên không biết tùy từng thời điểm no, đói hay bình thường mà chỉ số đường huyết cũng có sự khác nhau.
Cụ thể:
Ở người bình thường, chỉ số đường huyết trong từng thời điểm như sau:
– GI ở thời điểm bất kỳ < 140 mg/dL (< 7,8 mmol/l)
– GI khi đang đói < 100 mg/dL (< 5,6 mmol/l)
– GI sau khi ăn < 140 mg/dL (< 7,8 mmol/l)
– Chỉ số xét nghiệm HbA1C < 5,7% khi xét nghiệm máu
Sở dĩ có sự khác biệt giữa chỉ số đường huyết tại các thời điểm này là do:
Đường glucose được hấp thụ trong ruột từ thức ăn, đồ uống mà bạn nạp vào cơ thể, sau đó di chuyển vào máu, nhờ hoạt động của insulin mà glucose này sẽ được đưa vào các mô như gan, cơ bắp và được chuyển hóa, sử dụng như năng lượng cho hoạt động của cơ thể. Do đó, khi ăn uống, lượng đường trong máu tạm thời sẽ tăng lên.
Ở một người khỏe mạnh, khi đường máu tăng lên, một lượng insulin phù hợp được tiết ra từ tuyến tụy vào thời điểm thích hợp và insulin này hoạt động giúp làm giảm lượng đường trong máu, do đó khoảng 2 giờ sau khi ăn, chỉ số đường huyết trở về giá trị khi đói.
Ở người bị tiểu đường và nhóm người tiền tiểu đường, lượng insulin tiết ra không đủ hoặc tốc độ tiết chậm và chức năng làm giảm đường trong máu không đủ, do đó 2 giờ sau khi ăn, chỉ số đường huyết sẽ không giảm và tình trạng tăng đường huyết sẽ tiếp diễn.
Do vậy, cần phải kiểm soát chỉ số đường huyết là việc làm rất quan trọng, đặc biệt là ở những người mắc bệnh tiểu đường. Không phải người bị bệnh tiểu đường là chỉ số đường huyết luôn cao, có rất nhiều trường hợp người bị bệnh tiểu đường bị tụt đường huyết (đường huyết giảm) dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như số, hôn mê, thậm chí tử vong. Vì vậy cần phải đặc biệt kiểm soát chỉ số đường huyết ổn định không để cao quá, thấp quá gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.