Trang chủ » Hỏi đáp chuyên gia » Tiết niệu » Bệnh thận ứ nước có biểu hiện như thế nào?

Hoàng Ngọc Khánh Tiết niệu Đã hỏi: Ngày 27/05/2021

Bệnh thận ứ nước có biểu hiện như thế nào?

Thưa bác sĩ, bệnh thận ứ nước có những biểu hiện gì và mình có thể chủ động phòng tránh bằng những cách nào? Tôi xin cảm ơn!

0 bình luận 1.691 lượt xem
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - Thu Cuc Hospital
Bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên - Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu Đã trả lời: Ngày 27/05/2021
Tiết niệu

Chào bạn! Bác sĩ xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Những triệu chứng sỏi thận ứ nước không phải lúc nào cũng rõ rệt, nhất là ở giai đoạn sớm. Khi bị ứ nước mức độ nhẹ, nhiều người chỉ gặp tình trạng mót tiểu thường xuyên. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, thận ứ nước cấp độ nặng, các biểu hiện bao gồm:
– Đau lan tỏa: đau nhiều ở vùng lưng, hông sau lan xuống vùng bụng dưới và bộ phận sinh dục ngoài.
– Rối loạn phản xạ tiểu tiện: tăng rõ rệt tần suất đi tiểu (tiểu rắt), cảm giác mót tiểu khẩn cấp.
– Mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa.
– Sốt nhẹ.
– Tăng huyết áp kèm theo chóng mặt, đau đầu do thận ứ nước làm ảnh hưởng đến khả năng cô đặc nước tiểu trong cơ thể.
Ngoài ra, thận ứ nước cũng là nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu với những triệu chứng điển hình như đau rát buốt khi đi tiểu, đau bụng dưới, nước tiểu có màu đục, có mùi khó chịu kèm theo ớn lạnh, sốt cao. Khi có biểu hiện nghi ngờ thận ứ nước, cần nhanh chóng thăm khám và điều trị với bác sĩ chuyên khoa để tránh các biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Bạn nên phòng tránh các vấn đề về thận bằng cách giữ lối sống và chế độ ăn uống hợp lý. Đặc biệt sỏi thận là nguyên nhân chủ yếu gây thận ứ nước, do đó cần chủ động phòng ngừa bằng chế độ ăn uống như sau:
– Uống đủ nước, khoảng 8 – 12 cốc/ngày để bào mòn sỏi thận, không tạo áp lực quá lớn đến thận.
– Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi như cam, bưởi, quýt, lê,… để bổ sung chất xơ và khoáng chất.
– Hạn chế đạm động vật từ nội tạng động vật, thịt đỏ,… Mỗi ngày không nên ăn quá 150g thịt.
– Không ăn quá mặn, cân đối hai nhóm thực phẩm chứa oxalat (măng tây, củ cải đường, khoai lang, khoai tây, rau bina,…) và canxi (trứng, sữa, hải sản,…)
– Tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà đặc, rượu, bia, thuốc lá,…
– Thường xuyên vận động thể chất, không nhịn tiểu, không ngồi lâu một tư thế.
– Kiểm tra đánh giá sức khỏe và chức năng thận mỗi 3 – 6 tháng/lần.

Hi vọng những thông tin trên hữu ích với bạn. Thân ái!

Trả lời
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả
Câu hỏi liên quan
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital