Dấu hiệu nhận diện 5 loại ung thư gan phổ biến

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Thị Minh Hương

Bác sĩ Ung Bướu

Những năm gần đây, bệnh ung thư gan phát triển mạnh mẽ và gây nhiều trường hợp tử vong trên khắp thế giới. Hãy cùng tìm hiểu về 5 loại ung thư gan và các giai đoạn hình thành, phát triển của bệnh để phòng tránh từ sớm.

1. Khái niệm bệnh ung thư gan

Ung thư gan là sự phát triển và lây lan nhanh chóng của các tế bào không lành mạnh ở gan. Gan là một trong số những cơ quan lớn trong cơ thể với nhiệm vụ quan trọng là lọc bỏ độc chất trong máu, tiêu hóa chuỗi thức ăn nạp vào cơ thể và dự trữ năng lượng.

Tế bào gan bị ung thư đồng nghĩa với chức năng gan suy yếu hoặc mấy đi khiến ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh.

5 loại ung thư gan

Ung thư gan khiến chức năng gan suy giảm ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh

2. Phân loại những bệnh ung thư gan phổ biến

Ung thư gan được phân chia dựa theo nơi khởi phát của bệnh, trong đó có ung thư gan nguyên phát và bệnh ung thư gan thứ phát, cụ thể:

2.1 Tìm hiểu về 5 loại ung thư gan nguyên phát

Ung thư biểu mô tế bào gan:

Đây là bệnh lý ung thư phổ biến nhất trong số các bệnh ung thư về gan, chiếm đến 80% trong tổ các ca bệnh và thường gặp phải ở bệnh nhân trên 50 tuổi, đặc biệt ở nam giới.

Tế bào ung thư sau khi hình thành ở gan sẽ phát triển rất nhanh và nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong nhanh chóng. Bệnh di căn nhiều tại những khối u có tình trạng thâm nhiễm, đa số sẽ lây lan tới xương, phổi, tuyến thượng thận

– Ung thư biểu mô đường mật: Khối u từ các tế bào biểu mô đường mật hình thành và bệnh thường gặp đối với các bệnh nhân mắc phải viêm xơ cứng đường mật nguyên phát, sỏi đường mật lâu năm hoặc nhiễm phải kí sinh trùng…

– Ung thư gan nguyên bào: Bệnh thường gặp ở trẻ em không quá 4 tuổi và tiến triển do những phát triển bất thường ở gen. Hiện nay bệnh có tiên lượng điều trị khá tốt nhờ vào sự phát triển của y học hiện đại.

– Ung thư mạch máu sarcoma gan: Bệnh này là sarcoma mạch máu ác tính thường xuyên phát hiện muộn ở người trên 60 tuổi với các triệu chứng như: đau hạ sườn phải, lá lách to, gan to, tràn dịch ổ bụng…

– Ung thư gan di căn từ nội tạng khác: Loại ung thư gan thứ phát này thường được gọi tên của tạng ung thư khởi đầu.

2.2 Ung thư gan thứ phát khác với 5 loại ung thư gan nguyên phát thế nào?

Ung thư gan thứ phát cũng là một dạng ung thư di căn đến gan, thường là khởi đầu bởi: ung thư đại trực tràng, ung thư phổi hoặc ung thư vú…

Theo đó, bệnh có thể xâm lấn trong âm thầm đến khi người bệnh phát hiện những bất thường thì thường là đã muộn để điều trị thành công bệnh.

3. Phân chia giai đoạn bệnh ung thư gan

Giai đoạn của ung thư gan được phân chia thành 5 phân loại sớm giúp bác sĩ hiểu rõ tình trạng bệnh, qua đó có kế hoạch điều trị phù hợp với bệnh nhân.

5 loại ung thư gan

Quá trình hình thành và phát triển của ung thư gan

3.1 Những giai đoạn bệnh ung thư gan

Bệnh ung thư gan được chia thành những dạng chính như sau:

– Phần u: Điều đầu tiên bác sĩ sẽ xác định khối u phát triển với số lượng, kích thước, u có dẫn mạch máu hay có xâm lấn không. Đánh giá u với điểm T.

– Phần hạch: Ung thư có lan đến hạch bạch huyết không thông qua điểm N.

– Phần di căn: Nếu như có di căn u hay xâm lấn cơ quan khác đánh giá với điểm M.

Thang điểm để đánh giá bệnh là từ 0 đến 4:

– Điểm 0 đến 4 tính thứ hạng tăng dần

– Đánh giá X: không có điểm đánh giá vì không đủ thông tin

– Điểm M, N, T là điểm đánh giá mỗi giai đoạn thay đổi của khối u.

Những giai đoạn của ung thư gan được phân loại dựa trên mức độ mà khối u lây lan:

– Giai đoạn I và II: khối u chỉ ở trong phạm vi gan

– Giai đoạn III với IIIA, IIIB, IIIC: Nhiều vị trí và kích thước khác nhau của khối u và khối u có khả năng lan tới mạch máu hay các hạch và các bộ phận lân cận.

– Giai đoạn IV: Khối u lây lan tới ngoài gan hoặc toàn bộ một vùng ở gan.

5 loại ung thư gan

Bác sĩ sẽ dựa theo đánh giá tình trạng và giai đoạn bệnh để xây dựng phác đồ điều trị

3.2 Các giai đoạn khác nhau của ung thư gan

Bác sĩ sẽ xác định các điểm số M, N, T để xác định tổng thể giai đoạn bệnh ung thư:

– Giai đoạn thứ I:

M0, N0, T1: Xuất hiện chỉ 1 khối u chưa xác định kích thước, và chưa xấm lấn đến mạch máu, hạch bạch huyết hay các cơ quan khác.

– Giai đoạn thứ II:

M0, N0, T2: Xuất hiện chỉ 1 khối u chưa xác định kích thước, đã di căn vào mạch máu hoặc xuất hiện nhiều hơn 1 khối u với kích thước không quá 5cm chưa xâm lấn đến các hạch và cơ quan khác.

– Giai đoạn thứ IIIA:

M0, N0,T3a: Xuất hiện trên 1 khối u với kích thước mỗi khối u nhỏ nhất 5cm, chưa có tình trạng xâm lấn các hạch bạch huyết hay di căn ra bên ngoài.

– Giai đoạn thứ IIIB:

M0, N0, T3b: Xuất hiện ít nhất 1 khối u nhưng đã xâm lấn tới 1 nhánh chính của tĩnh mạch gan, chưa phát hiện xâm lấn tới các hạch lân cận hoặc di căn ra ngoài.

– Giai đoạn thứ IIIC:

M0, N0, T4: Xuất hiện 1 khối u tiến triển di căn tới các bộ phận lân cận bên ngoài của túi mật, hay xuất hiện 1 khối u phát triển tới lớp vỏ của gan. Tuy nhiên chưa di căn tới các hạch hoặc lan ra bên ngoài.

– Giai đoạn thứ IVA:

M0, N1, T bất kỳ: Xuất hiện 1 khối u với nhiều số lượng và kích thước khác nhau, có thể khối u đã xâm lấn tới mạch máu, tới hạch bạch huyết hay các khu vực lân cận. Tuy nhiên chưa có tình trạng di căn ra bên ngoài.

– Giai đoạn thứ IVB:

M1, N bất kỳ, T bất kỳ: Khối u nhiều số lượng và kích thước khác nhau, đã lây lan đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Phân loại sớm các giai đoạn ung thư gan và 5 loại ung thư gan thường gặp giúp bác sĩ lên chuẩn phác đồ điều trị dựa trên tình hình sức khỏe hiện tại của bệnh nhân để hiệu quả điều trị cao nhất. Điều này cũng đảm bảo bệnh nhân có thể đáp ứng các phương pháp điều trị tốt mà giảm tối đa ảnh hưởng tới sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital