Theo số liệu thống kê từ Globocan, trong năm 2020 ung thư cổ tử cung đã cướp đi sinh mạng của khoảng 340.000 phụ nữ trên thế giới. Ở Việt Nam, số ca mắc mới rơi vào khoảng 4000 trường hợp với hơn 2100 trường hợp tử vong. Có thể nói ung thư cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm phổ biến hàng đầu với phụ nữ. Vậy dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung là gì? Những chia sẻ dưới đây của TCI sẽ phần nào giúp bạn trả lời câu hỏi trên.
Menu xem nhanh:
1. Dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung là gì?
Nhìn chung các triệu chứng của khối u cổ tử cung ác tính ban đầu mờ nhạt, bệnh diễn tiến thầm lặng và người bệnh rất khó phát hiện. Khi các triệu chứng xuất hiện rõ ràng và dày đặc hơn đồng nghĩa với việc tế bào ung thư đã di căn đến các cơ quan khác. Việc can thiệp điều trị khi này có thể vẫn phát huy hiệu quả tuy nhiên khá phức tạp, tốn nhiều chi phí và tồn tại rủi ro cao. Trong trường hợp xấu, người bệnh phải cắt bỏ hoàn toàn tử cung, buồng trứng và các hạch bạch huyết lân cận gây vô sinh.
1.1. Dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung trong giai đoạn đầu
Một số dấu hiệu ung thư cổ tử cung gồm:
– Chảy máu âm đạo bất thường trong/sau khi quan hệ tình dục, giữa các chu kì kinh nguyệt hoặc sau khi mãn kinh, sau khi đại tiện gắng sức.
– Dịch âm đạo tiết bất thường, khí hư nhiều, có lẫn máu và mùi hôi.
– Đau vùng bụng dưới, ngang thắt lưng, đau khi quan hệ tình dục.
1.2. Dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sau
Nếu tế bào ung thư đã lan rộng và xâm lấn các mô, cơ quan xung quanh thì người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng:
– Đau dữ dội ở bụng, lưng.
– Táo bón.
– Tiểu nhiều hơn bình thường, đại tiểu tiện không kiểm soát.
– Lẫn máu trong nước tiểu, phân, chảy máu âm đạo dữ dội.
– Chán ăn, sụt cân nhanh chóng, suy thận, thiếu máu, xanh xao,…
2. Chủ động tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để bảo vệ sức khỏe
2.1. Đối tượng
Tất cả phụ nữ từ 21 tuổi trở lên đều nên chủ động thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung để phòng bệnh. Tuy nhiên những đối tượng được liệt kê dưới đây nên chú trọng đến vấn đề này nhiều hơn:
– Quan hệ tình dục từ khi còn là trẻ vị thành niên, quan hệ không lành mạnh, có nhiều bạn tình và không dùng biện pháp an toàn.
– Có thai khi cơ quan sinh sản chưa phát triển toàn diện (trước 20 tuổi) rất dễ gây tổn thương vùng kín, gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
– Mang thai hơn 4 lần.
– Phụ nữ có hệ miễn dịch bị suy giảm, mắc viêm cổ tử cung mãn tính hoặc thường xuyên sử dụng các chất kích thích chứa nhiều thành phần độc hại như rượu bia, thuốc lá,…
Ngoài ra khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu ung thư cổ tử cung kể trên, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe tổng quát và sàng lọc ung thư để tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý phù hợp.
2.2. Các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung ngày nay
Soi cổ tử cung
Đây là phương pháp phổ biến nhất bởi có chi phí rẻ, không đòi hỏi kĩ thuật quá cao hay trang thiết bị hiện đại.
Bác sĩ sẽ sử dụng máy soi có độ phóng đại từ 10-30 lần để soi cổ tử cung, thông qua màn hình kết nối lưu lại hình ảnh và in kết quả theo dõi. Nếu phát hiện bất thường trong quá trình soi bác sĩ sẽ thu thập mẫu bệnh phẩm và tiến hành sinh thiết kiểm tra.
Xét nghiệm Pap Smear
Đây là phương pháp xét nghiệm tế bào học nhằm xác định những thay đổi tế bào ở cổ tử cung (chủ yếu do HPV gây ra), nhờ đó bác sĩ có thể kịp thời phát hiện ung thư cổ tử cung trước khi tế bào ung thư xâm lấn những bộ phận khác trong cơ thể.
Ưu điểm của xét nghiệm Pap Smear là chi phí thấp, không yêu cầu máy móc, trang thiết bị hiện đại. Bên cạnh đó quá trình thực hiện đơn giản, nhanh chóng không gây đau đớn. Tuy nhiên xét nghiệm này có độ đặc hiệu dao động lớn (60-95%), độ nhạy thấp (50-70%) và cần thực hiện hàng năm. Kết quả của Pap Smear có độ khách quan không cao do phụ thuộc khá lớn vào người thao tác và người đọc, ngoài ra trong quá trình chuẩn bị mẫu có nguy cơ âm tính giả do bỏ sót tế bào. Do đó nếu kết quả Pap Smear âm tính mà vẫn có những dấu hiệu bất thường thì bạn nên thực hiện thêm các phương pháp tầm soát khác để có kết luận chuẩn xác.
Xét nghiệm Thinprep
Thinprep là phiên bản cải tiến hơn của xét nghiệm Pap Smear. Thay vì thực hiện thủ công, các mẫu tế bào cổ tử cung sẽ được lưu trữ trong một chất lỏng định hình trong lọ Thinprep và xử lý bằng máy Thinprep làm tiêu bản tự động.
Phương pháp này giúp giảm đáng kể tỉ lệ âm tính giả và nâng cao hiệu quả tầm soát ung thư cổ tử cung nhờ việc hạn chế nguy cơ bỏ sót mẫu. Do đó chi phí thực hiện xét nghiệm Thinprep khá cao và chỉ các bệnh viện lớn, hiện đại mới áp dụng phương pháp này trong quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung.
Xét nghiệm HPV
Xét nghiệm HPV là kĩ thuật sử dụng công nghệ giải trình mới để phân tích các DNA đã tách chiết bởi hệ thống máy tách chiết tự động. Kĩ thuật này được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào chương trình tầm soát ung thư quốc gia bởi độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất (khoảng 90-95%) trong các phương pháp hiện tại, giúp xác định chính xác sự hiện diện của virus HPV – nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung.
Thời gian thực hiện xét nghiệm HPV ngắn, thao tác đơn giản, khách quan và không yêu cầu nội soi. Tuy nhiên để hiệu quả cao nhất thì các chuyên gia khuyến cáo thực hiện đồng thời xét nghiệm Pap Smear và HPV.
Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn nhận biết các dấu hiệu của ung thư cổ tử cung cũng như nên làm gì để giảm thiểu rủi ro mắc bệnh. Để được thăm khám và thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung, bạn có thể liên hệ đến Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI – địa chỉ với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn – để được tư vấn hỗ trợ đặt lịch khám nhanh chóng.