Menu xem nhanh:
Hiểu đúng về bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em
Viêm tiểu phế quản ở trẻ em là tình trạng nhiễm siêu vi ở đường hô hấp dưới. Bệnh thường nặng ở trẻ nhỏ và thường xảy ra theo mùa dịch, đặc biệt là vào những mùa có thời tiết lạnh như mùa đông, mùa xuân.
Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em được đặc trưng bởi tắc nghẽn đường thở và khò khè. Tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là siêu vi hợp bào hô hấp. Nhiễm trùng thứ phát (sau khi bé bị nhiễm các bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm amidan, viêm VA, viêm mũi họng) cũng có thể xảy ra.
Chẩn đoán viêm tiểu phế ở trẻ em bằng cách nào?
Các dấu hiệu giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ gồm:
- Trẻ khò khè, khó thở
- Lồng ngưc căng phồng, kèm với gõ vang
- Trẻ rút lõm lồng ngực
- Ran ẩm và khò khè khi nghe phổi
- Khó khăn khi ăn, bú mẹ hoặc khi uống do suy hô hấp
- Chảy nước mũi, có thể gây nghẹt mũi nặng
Khi thấy con có các biểu hiện nêu trên nghi ngờ bé bị viêm phế quản, các bậc phụ huynh nên cho con đi thăm khám sớm với bác sĩ Nhi khoa. Bệnh cần được xử trí kịp thời để tránh gây ra các biến chứng như:
– Viêm phế quản mạn tính
– Viêm phổi,..
Sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh điều trị khi cần thiết. Các bậc phụ huynh nên tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị thuốc kháng sinh, không nên tự ý dừng, thay đổi liều uống, loại thuốc kháng sinh khi bé chưa được thăm khám lại với bác sĩ.
Điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ
Điều trị viêm tiểu phế quản có kèm thở nhanh hoặc dấu hiệu khác của suy hô hấp thì tương tự với điều trị viêm phổi. Các đợt khò khè có thể kéo dài nhiều tháng sau một đợt cấp viêm tiểu phế quản, nhưng cũng sẽ chấm dứt hoàn toàn. Hầu hết trẻ nhỏ khi bị viêm tiểu phế quản đều có thể điều trị tại nhà, nhưng với những trẻ có các dấu hiệu của viêm phổi nặng như sau cần được đến viện để điều trị.
- Độ bão hòa oxy <90% hoặc tím trung ương
- Ngưng thở hoặc bệnh sử có ngưng thở
- Không thể bú hoặc uống hoặc nôn ói tất cả mọi thứ
- Co giật, li bì, khó đánh thức
Phương pháp điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ hiện nay là:
– Thở oxy: áp dụng đối với tất cả trẻ bị suy hô hấp nặng hoặc độ bão hòa oxy dưới 90%.
– Điều trị bằng kháng sinh: theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Nhi
Một số biện pháp điều trị hỗ trợ như:
– Hạ sốt bằng paracetamol
– Trẻ sơ sinh còn bú mẹ nên cho trẻ bú mẹ nhiều hơn
– Trẻ cần đợc khuyến khích ăn uống đầy đủ nên ăn các đồ ăn ít nóng và dễ nuốt
– Thực hiện các biện pháp vệ sinh mũi, họng như súc miệng bằng nước muối sinh lý, có thể hút mũi cho trẻ nhẹ nhàng để làm sạch chất tiết ở mũi chảy nhiều khiến bé khó thở.
Các biến chứng viêm tiểu phế quản có thể xảy ra
Nếu trẻ không đáp ứng với thở oxy hoặc tình trạng trẻ xấu hơn đột ngột, chụp X-quang ngực để tìm bằng chứng của tràn khí màng phổi. Tràn khí màng phổi áp lực kèm suy hô hấp nặng và đẩy lệch tim cần được giải áp ngay lập tức bằng cách chọc kim để thoát khí.
Viêm tiểu phế quản nếu không được điểu trị dễ gây giãn phế quản, viêm phế quản mạn tính và viêm phổi sẽ gây nguy hiểm cho bé.
Chuyên khoa Nhi Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ Nhi khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, khám tận tình, hạn chế kháng sinh; hệ thống xét nghiệm, máy móc, chẩn đoán hình ảnh tân tiến; cơ sở vật chất hiện đại – đầy đủ tiện nghi, không gian sạch sẽ; thanh toán BHYT và bảo hiểm bảo lãnh, phục vụ tận tình đến 20h tối tất cả các ngày trong tuần.
Nếu các bậc phụ huynh có thắc mắc cần được tư vấn hay muốn đặt lịch khám cho bé tại Thu Cúc, vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ tốt nhất.