Bệnh nứt kẽ hậu môn

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Phạm Đức Sơn

Trưởng Đơn vị Thăm dò chức năng - Nội soi tiêu hóa

Bệnh nứt kẽ hậu môn không phải là hiếm gặp. Đây là tổn thương ở niêm mạc da ống hậu môn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, phiền toái cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh nứt kẽ hậu môn là gì?

Bệnh nứt kẽ hậu môn là hậu môn xuất hiện ổ viêm loét khiến vùng nếp nhăn nếp gấp bên ngoài bị nứt ra. Người bị nứt kẽ hậu môn phải chịu tình trạng viêm nhiễm, đau nhức, ngứa, chảy máu, khó chịu.

Bệnh nứt kẽ hậu môn là hậu môn xuất hiện ổ viêm loét khiến vùng nếp nhăn nếp gấp bên ngoài bị nứt ra

Bệnh nứt kẽ hậu môn là hậu môn xuất hiện ổ viêm loét khiến vùng nếp nhăn nếp gấp bên ngoài bị nứt ra

Bệnh nứt kẽ hậu môn được chia thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu: Nứt kẽ hậu môn mới là tình trạng vết nứt mới hình thành, không sâu, người bệnh chỉ bị đau rát, ngứa hậu môn dai dẳng mỗi lần đi đại tiện.
  • Giai đoạn tiến triển: Phần viền của vết nứt rạn dần, chai cứng , vết nứt hướng ra lỗ hậu môn thậm chí bị lòi mẩu thịt nhỏ, phần thịt này dễ bị chảy máu. Mỗi lần búi hậu môn giãn ra do đại tiện là chỗ rách bị toác rất đau.
  • Giai đoạn nặng: Vết nứt kẽ hậu môn sâu hơn, chỗ bị nứt có dấu hiệu chai hóa, sờ vào cứng và thô ráp, niêm mạc xung quanh chảy máu ít. Vết nứt dễ rạn khi đi đại tiện khiến người bệnh đau đớn.

Các phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn

Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể của mỗi người mà có phương pháp điều trị phù hợp. Người bệnh có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa.

Để điều trị nứt kẽ hậu môn người bệnh có thể sử dụng thuốc uống hoặc bôi hậu môn

Để điều trị nứt kẽ hậu môn người bệnh có thể sử dụng thuốc uống hoặc bôi hậu môn

  • Điều trị nội khoa: Là sử dụng các loại thuốc để điều trị nứt kẽ hậu môn. Người bệnh cần sử dụng các loại thuốc như:

Thuốc kháng sinh: Giúp chống viêm nhiễm và giảm triệu chứng sưng đau, chảy dịch.

Thuốc uống: Thường là thuốc nhuận tràng giúp khắc phục tình trạng táo bón và giảm nứt kẽ hậu môn.

Thuốc bôi: Làm giảm điều trị tình trạng sưng viêm và giúp vết nứt nhanh lành hơn.

Việc dùng thuốc nào với liều lượng ra sao cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Do đó người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất.

  • Điều trị ngoại khoa: Là phương pháp thường được chỉ định khi dùng thuốc chữa nứt kẽ hậu môn không mang lại hiệu quả.

Bác sĩ sẽ cắt bỏ những những chỗ xơ chai trên nền hậu môn và ở viền vết rách. Sau đó bác sĩ sẽ thực hiện che phủ cho vết nứt bằng cách kéo một vạt niêm mạc hậu môn nằm phía trên của vết nứt đắp vào. Bước cuối cùng là dùng chỉ catgut để cốđịnh.

Người bệnh cần chú ý ăn uống đúng cách sẽ giúp cải thiện dần tình trạng sức khỏe

Người bệnh cần chú ý ăn uống đúng cách sẽ giúp cải thiện dần tình trạng sức khỏe

Dù điều trị nứt kẽ hậu môn bằng phương pháp nào thì trong khi điều trị bệnh, người bệnh cũng cần chú ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt đúng cách để cải thiện dần tình trạng sức khỏe.

  • Ăn uống khoa học: Người bệnh nứt kẽ hậu môn cần có một thực đơn dinh dưỡng đầy đủ chất, tăng cường chất xơ và nước để ngừa táo bón; tránh sử dụng bia rượu và các đồ uống có ga.
  • Vận động hợp lý: Thường xuyên vận động nhẹ nhàng hàng ngày bằng các môn thể thao vừa sức sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe.
  • Vệ sinh cho hậu môn đúng cách: Người bệnh nên dùng nước ấm để ngâm rửa cho hậu môn. Nên ngâm rửa mỗi lần đi ngoài, tránh vệ sinh bằng nước muối hoặc cọ rửa mạnh khiến vết nứt vỡ ra, chảy máu, lâu lành.

Để tìm hiểu thêm về bệnh nứt kẽ hậu môn, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900 558892 hoặc hotline 0936 388 288 để được tư vấn kỹ lưỡng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital