5 biểu hiện của viêm ruột thừa không thể bỏ qua

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ

Thẩm Hoàng Hải

Trưởng đơn nguyên Nội soi tiêu hóa

Biểu hiện của viêm ruột thừa xuất hiện cảnh báo ruột thừa đang gặp vấn đề. Nếu bệnh không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng. Do vậy mọi người cần có kiến thức về các triệu chứng khi mắc bệnh nhằm giúp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

1. Đau ruột thừa là gì?

Biểu hiện của viêm ruột thừa xuất hiện là khi bộ phận này bị viêm sưng, tổn thương. Cơn đau thường xuất hiện ở phía bên phải vùng bụng dưới. Ruột thừa bị tắc nghẽn sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi bên trong dẫn tới mưng mủ, sưng tấy. Tình trạng viêm còn chặn lưu lượng máu khiến ruột có nguy cơ bị vỡ, vi khuẩn có thể tràn vào khoang bụng gây nhiễm trùng nghiêm trọng.

Cơn đau ruột thừa thường xuất hiện ở giữa hoặc bên phải ổ bụng. Nếu bệnh nhân thấy đau phần bụng bên trái thì rất có thể dấu hiệu viêm đã lan tới phúc mạc và niêm mạc của khoang bụng.

Các đối tượng dễ bị đau ruột thừa là:

– Độ tuổi thanh thiếu niên

– Nam giới

– Gia đình từng có người bị bệnh

Viêm ruột thừa là bệnh lý phổ biến ở hệ tiêu hóa

Viêm ruột thừa là bệnh lý phổ biến ở hệ tiêu hóa

2. 5 biểu hiện đau ruột thừa phổ biến

Đau bụng dữ dội là biểu hiện thường gặp khi mắc bệnh. Tuy nhiên ngoài dấu hiệu này người bệnh còn có thêm một số triệu chứng khác.

2.1 Đau bụng – Biểu hiện của viêm ruột thừa thường gặp nhất

Biểu hiện của viêm ruột thừa không thể không nhắc tới đó là đau bụng. Cơn đau sẽ diễn biến như sau:

– Cơn đau xuất hiện quanh phần rốn. Lúc đau lúc không, khi âm ỉ, khi dữ dội

– Sau vài giờ cơn đau di chuyển xuống phía dưới bên phải của bụng dưới chính là vị trí của ruột thừa. Lúc này tình trạng đau đã nghiêm trọng hơn và ngày càng dữ dội

– Khi dùng tay ấn vào vị trí ruột thừa, khi ho hoặc di chuyển sẽ thấy đau hơn.

Do ruột thừa nằm hơi lệch về phía bên phải ổ bụng nên một số người có thể cơn đau di chuyển tới vị trí khác chứ không nằm ở hố chậu phải. Vì vậy bạn nên cảnh giác khi bị đau ở vùng hông lưng, dưới sườn phải, dưới rốn. Cảm giác đau nhẹ hoặc nặng còn tùy thuộc và mức độ viêm và khả năng chịu đựng của mỗi người.

2.2 Buồn nôn, nôn, chán ăn là biểu hiện của viêm ruột thừa

Đau ruột thừa sẽ kèm theo các dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa. Người bệnh thường xuyên buồn nôn, nôn xuất hiện sau khi đau bụng. Bên cạnh đó do hệ tiêu hóa gặp vấn đề nên người bệnh sẽ cảm thấy ăn không ngon miệng, chán ăn.

2.3 Sốt

Sốt cũng là một trong các biểu hiện của viêm ruột thừa. Phản ứng sốt cho thấy cơ thể đang bị viêm nhiễm và hệ thống miễn dịch đang ra sức tấn công thủ phạm. Ban đầu bệnh nhân chỉ hơi sốt nhẹ sau đó tăng cao dần. Nhiệt độ càng cao chứng tỏ tình trạng viêm sưng càng nghiêm trọng. Lúc này bệnh nhân có thể bị nhiễm khuẩn cả các vùng lân cận trong ổ bụng.

2.4  Tiêu chảy hoặc táo bón kèm theo khó xì hơi

Đau ruột thừa khiến nhu động ruột không đảm bảo nhịp độ làm việc như bình thường. Điều này gây xuất hiện tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng kéo dài. Đây được coi là biểu hiện của viêm ruột thừa nếu xuất hiện cùng các cơn đau.

Bên cạnh đó hiện tượng táo bón xảy ra do nhu động ruột bị giảm sút. Việc bệnh nhân khó xì hơi cho thấy đường ruột đang bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ.

2.5  Bụng căng cứng

Bệnh đau ruột thừa còn có dấu hiệu nhận biết khác là thành bụng bị co cứng. Cơn đau bụng tăng dần lên dẫn tới nguy cơ bệnh nhân bị vỡ ruột già gây căng cứng thành bụng. Nếu thấy cơn đau bụng kéo dài liên tục nhiều giờ kèm nôn, sốt, tiêu chảy,…thì bệnh nhân cần tới bệnh viện để được thăm khám và cấp cứu kịp thời. Tránh để tình trạng bệnh trở nên xấu đi do phát hiện quá trễ.

2.6 Đi tiểu thường xuyên

Ruột thừa bị viêm gây ảnh hưởng tới bàng quang. Chính vì vậy người bệnh sẽ buồn đi tiểu thường xuyên. Nguyên nhân xuất phát tình trạng này do viêm và nhiễm trùng từ ruột thừa làm ảnh hưởng tới quá trình bài tiết của cơ thể.

Biểu hiện của viêm ruột thừa là đau bụng dữ dội

Biểu hiện của viêm ruột thừa là đau bụng dữ dội

3. Những phương pháp chẩn đoán viêm ruột thừa chính xác

Người bệnh xuất hiện các triệu chứng viêm ruột thừa sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác.

3.1 Khám sức khỏe

Bác sĩ sẽ ấn vào vùng bụng dưới để kiểm tra mức độ viêm sưng, đau nhức. Từ đó bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân ban đầu và loại trừ các yếu tố liên quan tới bệnh sinh sản hoặc phụ khoa.

3.2 Xét nghiệm

Xét nghiệm máu: Kết quả thu được sẽ giúp xác định số lượng bạch cầu. Chỉ số này cho biết tình trạng nhiễm trùng gây đau ruột thừa.

– Xét nghiệm nước tiểu: Nước tiểu được mang đi phân tích để loại trừ nguyên nhân đau bụng do tổn thương ruột thừa.

3.3 Chẩn đoán bằng hình ảnh

– Siêu âm: Sóng siêu âm giúp quan sát chi tiết về cấu trúc bên trong cơ thể. Bác sĩ sẽ dùng đầu dò di chuyển trên bụng và phát hiện tình trạng giãn ruột thừa ( nếu có)

Chụp cắt lớp CT: Người bệnh được nằm trên bàn trượt với máy X- quang. Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc cản quang qua đường truyền tĩnh mạch để quan sát các bộ phận trong ổ bụng dễ dàng hơn.

– Chụp cắt lớp phát xạ và chụp cộng hưởng từ được tiến hành khi bác sĩ nghi ngờ có khối u trong ruột thừa

3.4 Chẩn đoán phân biệt

Khi bác sĩ nghi ngờ viêm ruột thừa không phải là nguyên nhân gây đau bụng sẽ tiến hành chẩn đoán phân biệt. Dưới đây là một số bệnh lý gây ra triệu chứng tương tự viêm ruột thừa.

– Nhiễm trùng đường tiết niệu

– Viêm túi mật

– Đau quặn mật

– Bệnh Crohn

– U xơ tử cung

– Viêm hạch mạc treo là sưng hạch bạch huyết ở phần dưới bụng

Viêm tụy

– Viêm ruột

– Sỏi niệu quản

– Thiếu máu cục bộ mạc treo do lượng máu không cung cấp đủ tới ruột non vì bị tắc nghẽn

Siêu âm là phương pháp chẩn đoán bệnh chính xác

Siêu âm là phương pháp chẩn đoán bệnh chính xác

4. Cách điều trị viêm ruột thừa hiệu quả

Bác sĩ sẽ khám và đánh giá từng trường hợp để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Đối với bệnh nhân bị viêm ruột thừa thì phương pháp được khuyến nghị hàng đầu chính là phẫu thuật. Kỹ thuật này giúp loại bỏ triệt để phần ruột bị viêm để không còn nguy cơ tái nhiễm. Tùy thuộc và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn mổ nội soi hoặc mổ hở. Ngoài ra bệnh nhân có thể điều trị bằng các phương pháp như:

– Điều trị bằng thuốc: Đôi khi thuốc kháng sinh có thể là phương pháp duy nhất giúp điều trị viêm ruột thừa

– Dẫn lưu áp xe: Phương pháp này thường sử dụng cho trường hợp có áp xe trong ổ bụng. Thủ tục này có thể thực hiện bằng phẫu thuật hoặc sử dụng ống thông và kim. Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống thuốc kháng sinh trước và sau khi thực hiện dẫn lưu để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng có thể xảy ra.

Viêm ruột thừa thường được chỉ định phẫu thuật

Viêm ruột thừa thường được chỉ định phẫu thuật

Viêm ruột thừa là bệnh cấp tính nguy hiểm vì vậy mọi người tuyệt đối không nên chủ quan. Trên đây là 5 biểu hiện của viêm ruột thừa điển hình nhất. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc phát hiện bệnh sớm để có cách xử lý kịp thời.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital