Viêm tuyến giáp kiêng ăn gì và những lưu ý khác cho người bệnh

Tham vấn bác sĩ

Viêm tuyến giáp là bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tuyến giáp, gây mất cân bằng hormone và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kiểm soát tốt. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống vì đây là yếu tố hỗ trợ quá trình hồi phục. Vậy viêm tuyến giáp kiêng ăn gì để tránh làm bệnh tiến triển xấu hơn? Ngoài thực phẩm cần hạn chế, người bệnh cần lưu ý gì trong sinh hoạt hằng ngày để bảo vệ sức khỏe tuyến giáp? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về chế độ dinh dưỡng và các biện pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả.

1. Người mắc bệnh viêm tuyến giáp kiêng ăn gì?

Chế độ ăn có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình kiểm soát bệnh viêm tuyến giáp. Một số thực phẩm có thể làm rối loạn hormone, kích thích phản ứng viêm hoặc cản trở sự hấp thu thuốc điều trị. Do đó, người bệnh cần đặc biệt tránh những nhóm thực phẩm dưới đây:

1.1. Viêm tuyến giáp kiêng ăn gì? Vì sao nên tránh thực phẩm giàu i-ốt?

I-ốt là chất có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều i-ốt có thể kích thích quá mức tuyến giáp hoặc gây rối loạn chức năng, đặc biệt với người bị viêm tuyến giáp Hashimoto hoặc bệnh Basedow. Một số thực phẩm giàu i-ốt người bệnh nên hạn chế gồm:

– Rong biển, tảo biển.

– Các loại hải sản, tiêu biểu như tôm, cua, cá biển.

– Muối i-ốt, nước mắm có i-ốt.
Nếu cần bổ sung i-ốt, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn phù hợp.

Người bị viêm tuyến giáp kiêng ăn gì?

Bị viêm tuyến giáp nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều i-ốt như hải sản, rong biển…

1.2. Đậu nành và các chế phẩm liên quan

Các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu hũ, miso, tempeh chứa isoflavone – một hợp chất có thể làm giảm hấp thu hormone tuyến giáp, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, đậu nành có thể cản trở sự hấp thụ levothyroxine – thuốc điều trị suy giáp phổ biến, làm giảm hiệu quả của thuốc. Vì vậy, nếu tiêu thụ đậu nành, người bệnh nên ăn cách xa thời gian uống thuốc ít nhất 4 giờ.

1.3. Nhóm rau họ cải là thực phẩm không tốt cho người mắc bệnh viêm tuyến giáp

Bông cải xanh, bắp cải, súp lơ, cải xoăn đều là thực phẩm chứa goitrogen – một hợp chất có thể cản trở sự hấp thu i-ốt của tuyến giáp. Điều này đặc biệt nguy hiểm với người bị suy giáp do viêm tuyến giáp Hashimoto.
Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng, người bệnh có thể nấu chín rau trước khi ăn để giảm lượng goitrogen. Việc chế biến đúng cách sẽ giúp hạn chế tác động tiêu cực lên tuyến giáp.

1.4. Viêm tuyến giáp kiêng ăn gì, đồ ăn nhiều đường và tinh bột tinh chế có thuộc danh sách cần hạn chế?

Đường và tinh bột tinh chế có thể làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây mất cân bằng đường huyết, ảnh hưởng đến quá trình điều trị viêm tuyến giáp. Các thực phẩm cần hạn chế gồm:

– Bánh kẹo, nước ngọt có gas.

– Mì ăn liền, bánh mì trắng, cơm trắng.

– Đồ ăn nhanh có lượng carbohydrate cao.
Thay vào đó, người bệnh nên bổ sung tinh bột từ gạo lứt, yến mạch, khoai lang để duy trì năng lượng ổn định mà không gây biến động đường huyết.

Viêm tuyến giáp nên kiêng ăn gì trong thực đơn hàng ngày?

Các loại rau họ cải là thực phẩm người bị viêm tuyến giáp nên tránh.

1.5. Đồ chế biến sẵn, thực phẩm nhiều chất bảo quản

Các loại thực phẩm đóng hộp, xúc xích, thịt nguội, đồ ăn nhanh thường chứa chất béo bão hòa, natri, chất bảo quản có thể làm tăng phản ứng viêm và gây căng thẳng cho tuyến giáp.

Chế độ ăn giàu thực phẩm tươi, ít chế biến sẽ giúp tuyến giáp hoạt động hiệu quả hơn.

2. Những lưu ý quan trọng cho người bệnh viêm tuyến giáp

Bên cạnh việc tránh các thực phẩm có hại, người bệnh viêm tuyến giáp cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt để hỗ trợ điều trị.

2.1. Ăn gì tốt cho tuyến giáp?

Dưới đây là những thực phẩm giúp hỗ trợ chức năng tuyến giáp và giảm viêm:

– Cá béo (cá hồi, cá thu, cá trích): Cung cấp omega-3 giúp giảm viêm tuyến giáp.

– Trứng: Chứa selen và vitamin D, hỗ trợ hoạt động tuyến giáp.

– Hạt hạnh nhân, hạt chia, hạt điều: Giàu magie, kẽm và selen.

– Trái cây giàu vitamin C: Tiêu biểu của nhóm này là các loại quả cam, dâu tây, kiwi giúp cải thiện hệ miễn dịch.

2.2. Duy trì lối sống lành mạnh

– Tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ giúp kiểm soát cân nặng và giảm căng thẳng.

– Ngủ đủ giấc giúp điều hòa hormone và cải thiện chức năng tuyến giáp.

– Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress vì căng thẳng có thể làm rối loạn nội tiết tố.

Tư vấn chế độ ăn cho người bị viêm tuyến giáp

Bác sĩ chuyên khoa Nội tiết tư vấn cho bệnh nhân chế độ ăn cho người bị viêm giáp.

2.3. Tuân thủ nghiêm chỉnh phác đồ điều trị của bác sĩ

Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc hoặc thay đổi liều lượng mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp theo dõi tiến triển bệnh và điều chỉnh phác đồ điều trị kịp thời.

Chuyên khoa Nội tiết tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một trong những địa chỉ uy tín trong điều trị bệnh tuyến giáp. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, Thu Cúc TCI cung cấp các dịch vụ khám, chẩn đoán và điều trị bệnh tuyến giáp theo tiêu chuẩn quốc tế.

– Hệ thống trang thiết bị hiện đại: Thu Cúc TCI trang bị hệ thống xét nghiệm máu tự động, siêu âm Doppler, xét nghiệm chức năng tuyến giáp, sinh thiết FNA giúp chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chính xác. Nhờ đó, bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị chính xác, phù hợp với tình trạng từng bệnh nhân.

– Phác đồ điều trị cá nhân hóa: Mỗi bệnh nhân sẽ được thiết kế phác đồ điều trị riêng biệt dựa trên tình trạng bệnh lý và thể trạng. Các phương pháp điều trị bao gồm: điều trị nội khoa bằng thuốc theo dõi sát sao, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng và lối sống phù hợp.

Hệ thống đặt lịch khám linh hoạt, quy trình thăm khám nhanh chóng, đội ngũ nhân viên tận tình giúp người bệnh có trải nghiệm thăm khám tốt nhất. Nếu bạn đang gặp vấn đề về tuyến giáp, hãy đến Chuyên khoa Nội tiết Thu Cúc TCI để được tư vấn và điều trị bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital