Triệu chứng và phương pháp phẫu thuật ngón tay lò xo

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Khi mắc ngón tay lò xo, người bệnh rất khó khăn trong việc gập hoặc duỗi ngón tay. Tuy bênh không đe dọa tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động hằng ngày của ngón tay, gây ra nhiều hạn chế. Vậy cùng tìm hiểu xem phương pháp điều trị nội khoa và phẫu thuật ngón tay lò xo có điều trị được tình trạng này không nhé?

1. Tìm hiểu về bệnh ngón tay lò xo và nguyên nhân gây bệnh

Ngón tay lò xo là một tình trạng khiến ngón tay khó gập hoặc duỗi. Nguyên nhân do các gân gấp của ngón tay bị viêm hoặc dày lên, từ đó khiến chúng khó trượt qua các ròng rọc trong bao gân.

Nguyên nhân gây ra tình trạng ngón tay lò xo rất đa dạng đó là:

– Đặc thù công việc: nhóm nghề nghiệp như cắt tóc, nghề thủ công, giáo viên, bác sĩ phẫu thuật, nông dân, đầu bếp, … thường xuyên phải sử dụng ngón tay để hoạt động và làm việc. Do đó, những người này sẽ có nguy cơ bị ngón tay lò xo hơn các trường hợp khác.

– Chấn thương do chơi thể thao, tai nạn giao thông hoặc tổn thương xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày cũng là nguyên nhân gây bệnh.

– Những trường hợp mắc bệnh tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, … nếu không điều trị cũng có thể gây ra nhiều biến chứng, trong đó có tình trạng ngón tay lò xo.

bệnh ngón tay lò xo

Ngón tay lò xo là một tình trạng khiến ngón tay khó gập hoặc duỗi, do các gân gấp của ngón tay bị viêm hoặc dày lên, từ đó khiến chúng khó trượt qua các ròng rọc trong bao gân.

2. Triệu chứng nhận biết ngón tay lò xo

Triệu chứng của bệnh ngón tay lò xo thường bắt đầu từ từ và có thể chuyển biến xấu đi theo thời gian. Các triệu chứng nhận biết ngón tay lò xo bao gồm:

– Đau: thường xuất hiện ở vùng gân gấp của ngón tay, đặc biệt là khi co duỗi ngón tay. Đau âm ỉ hoặc dữ dội, và có thể nặng hơn khi hoạt động tay.

– Khó gấp hoặc duỗi ngón tay: Ngón tay dễ bị kẹt ở tư thế gấp hoặc duỗi, khó khăn hoặc thậm chí không thể chuyển động.

– Ngón tay phát ra tiếng bật khi duỗi: Khi ngón tay bị kẹt ở tư thế gấp, nó rất dễ phát ra tiếng bật khi được duỗi ra.

Các triệu chứng của bệnh ngón tay lò xo có thể xảy ra ở bất kỳ ngón tay nào, nhưng thường gặp nhất ở ngón cái.

Bên cạnh đó cũng có thể chia bệnh thành 4 cấp độ với những triệu chứng như sau:

– Cấp 1: Người bênh cảm nhận rõ ràng những cơn đau tại lòng bàn tay và vùng gân gấp ngón cái.

– Cấp 2: Ngón tay vướng và khó chịu.

– Cấp 3: Ngón tay chỉ có thể cử động được khi được tác động lực từ bên ngoài.

– Cấp 4: Ngón tay cái bị khóa hoàn toàn và không thể cử động được, kể cả khi được tác động lực từ bên ngoài.

Bệnh ngón tay lò xo là tình trạng nghiêm trọng, cần được phát hiện và điều trị sớm. Nếu để kéo dài và chủ quan người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như cơn đau mạn tính, giảm khả năng vận động của ngón tay, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và sinh hoạt.

3. Chẩn đoán và xét nghiệm bệnh ngón tay lò xo

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh xét nghiệm máu, chụp X-quang xương bàn tay và một số xét nghiệm nhằm loại trừ các bệnh gút, hội chứng ống cổ tay… Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ khám lâm sàng như quan sát khả năng mở và đóng bàn tay, khả năng chuyển động linh hoạt ngón tay của người bệnh, kiểm tra các vùng đau để từ đó có thể chẩn đoán chính xác nhất

Chẩn đoán và xét nghiệm bệnh ngón tay lò xo

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh xét nghiệm máu, chụp X-quang xương bàn tay và một số xét nghiệm

4. Phương pháp điều trị nội khoa và phẫu thuật ngón tay lò xo

4.1.  Điều trị nội khoa

Hầu hết các trường hợp mắc ngón tay lò xo đều được điều trị bằng thuốc, bao gồm:

– Nghỉ ngơi: thời gian này người bệnh nên để tay nghỉ ngơi, tránh vận động.

– Nẹp cố định.

– Thực hiện các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng: để giảm độ cứng và cải thiện phạm vi chuyển động của các ngón tay.

– Thuốc giảm đau và chống viêm không kê đơn: bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc có thể giúp giảm đau và viêm hiệu quả.

– Tiêm steroid: Điều này hỗ trợ làm giảm cơn đau trong vài ngày đến vài tuần. Nếu tình trạng không cải thiện, người bệnh sẽ được tiêm mũi thứ hai.

Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh tiểu đường sau khi tiêm, người bệnh cần theo dõi lượng đường trong máu để tránh những vấn đề không đáng có.

4.2. Phẫu thuật ngón tay lò xo

Nếu các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại cải thiện tích cực thì can thiệp phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng. Quyết định sẽ dựa vào mức độ đau hoặc mất chức năng ở ngón tay. Đặc biệt, khi ngón tay bị kẹt ở tư thế cong, vẹo, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để ngăn ngừa tình trạng cứng khớp vĩnh viễn. Mục tiêu của phương pháp phẫu thuật này là giải phóng bao gân và ngăn không cho gân gấp bị nén. Phẫu thuật thường được thực hiện trong vòng 30 phút và dưới gây tê cục bộ.

5. Phòng ngừa tình trạng lò xo ngón tay

Ngón tay lò xo xuất hiện gây ra những cơn đau nhức, khó chịu, gây cản trở trực tiếp đến công việc, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, việc chủ động phòng ngừa từ sớm là điều cần thiết mà ai cũng nên làm. Một số phương pháp mà bạn có thể tham khảo và thực hiện là:

– Tránh thực hiện các động tác cầm nắm, nắm chặt lặp đi lặp lại nhiều lần.

– Tránh sử dụng cầm nắm vào các loại máy móc tạo độ rung.

– Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi khoa học, phù hợp.

– Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng vào chế độ ăn uống, đặc biệt là Canxi và vitamin C.

– Các bài tập thể dục sử dụng tay cần thực hiện đúng kỹ thuật, tránh để xảy ra chấn thương.

– Chủ động thực hiện các bài tập kéo giãn nhẹ nhàng theo sự hướng dẫn của bác sĩ để tăng cường sức mạnh cho cổ tay và ngón tay.

phẫu thuật ngón tay lò xo

Nếu các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại cải thiện tích cực thì can thiệp phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh ngón tay lò xo cũng như phương pháp phẫu thuật ngón tay lò xo. Hy vọng qua bài viết mọi người có thể chủ động phòng ngừa, phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả. Mọi người cần đặc biệt chú ý khi thấy xuất hiện triệu chứng ngón tay lò xo cần đến bệnh viện thăm khám sớm, tránh biến chứng có thể xảy ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital