Triệu chứng của xơ gan là tình trạng các tế bào gan bị thoái hóa, mất chức năng gan. Những tổn thương gan lúc này là không thể phục hồi. Xơ gan thường được chia làm 2 giai đoạn: Xơ gan còn bù (giai đoạn sớm) và xơ gan giai đoạn mất bù.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về xơ gan mất bù
Bệnh gan mạn tính sẽ dẫn đến viêm và xơ gan. Xơ gan gồm hai giai đoạn, giai đoạn đầu là xơ gan bù và giai đoạn sau là xơ gan mất bù. Xơ gan mất bù là giai đoạn phát triển nặng của bệnh xơ gan, xơ gan còn bù sẽ không có hoặc các triệu chứng không đặc hiệu.
Xơ gan mất bù đặc trưng bởi triệu chứng: vàng da, mệt mỏi, bệnh viêm gan, xuất huyết do vỡ giãn tĩnh mạch. Với xơ gan hết bù, người bệnh sẽ không nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào vì cơ quan vẫn hoạt động bình thường. Ngược lại, khi chuyển sang giai đoạn mất bù, chức năng gan và biến chứng nguy hiểm sẽ xảy ra. Đối với trường hợp này, người bệnh cần được theo dõi và điều trị y tế liên tục với thời gian nằm viện kéo dài.
Ngoài ra, xơ gan mất bù có khả năng gây tử vong cao, có thể đến 20 – 50% tùy theo từng loại biến chứng. Vì vậy, quá trình theo dõi, chẩn đoán và xử trí ngay từ đầu là vô cùng cần thiết.
2. Triệu chứng của xơ gan giai đoạn mất bù
Xơ gan giai đoạn mất bù (giai đoạn cuối): đây cũng còn gọi là xơ gan giai đoạn muộn hay còn gọi là xơ gan cổ chướng. Các triệu chứng của xơ gan trong giai đoạn cuối sẽ tùy thuộc vào thể trạng mỗi người.
Triệu chứng đầu tiên của xơ gan giai đoạn mất bù mà bất kỳ bệnh nhân nào cũng mắc phải là suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chán ăn, chậm tiêu, chân phù và đi lại khó khăn. Ngoài ra, triệu chứng của xơ gan giai đoạn mất bù thường gặp bao gồm:
2.1. Vàng da
Da sẽ có màu vàng kèm theo niêm mạc mắt cũng vàng. Vàng da có thể xảy ra khi tích lũy nhiều bilirubin. Những thương tổn ở gan quá nghiêm trọng, khiến gan không có khả năng chuyển hóa chất bilirubin hoặc gây tắc đường mật làm bilirubin tích lũy trong gan.
2.2. Xuất huyết
Tăng áp lực máu ở tĩnh mạch cửa của gan khiến cho tĩnh mạch ở đường ruột giãn ra. Tình trạng được gọi là tĩnh mạch trướng. Có khoảng 50% bệnh nhân xơ gan sẽ xuất hiện tĩnh mạch trướng.
Thành tĩnh mạch trướng yếu sẽ rất dễ vỡ xảy ra xuất huyết. Nguy cơ xuất huyết có thể gia tăng khi gan mất chức năng sản xuất vitamin K để đông máu. Khi máu loãng và khó đông thì nguy cơ xuất huyết sẽ xảy ra.
2.3. Cổ trướng
Đây là tình trạng thường gặp nhất trong bệnh xơ gan mất bù, đây là hiện tượng dịch tích tụ trong ổ bụng, hay còn gọi là cổ trướng. Có khoảng trên 85 % bệnh nhân xơ gan sẽ bị cổ trướng.
Thực trạng này là do huyết tương và dịch lympho tích luỹ trong khoang bụng và bị mắc kẹt ở đó. Dịch tích lũy sẽ làm gia tăng áp lực, tạo cảm giác chướng, căng, bụng lình bình, đầy hơi và khó thở.
2.4. Phù nề
Triệu chứng tiếp theo cũng hay được đề cập đến là phù nề trong xơ gan mất bù. Nguyên nhân do tế bào gan thoái hoá, chức năng gan suy yếu, không thanh lọc, bài tiết chất độc ra ngoài. Vì thế, nước và dịch sẽ tích tụ lại làm cho người bệnh bị phù 2 chi dưới, hoặc nghiêm trọng hơn nữa là phù não.
2.5. Bệnh não do gan
Gan có chức năng chuyển hóa các chất, vitamin và chất dinh dưỡng. Protein được chuyển thành glutamine và amoniac trong gan. Khi xơ gan bước sang giai đoạn mất bù, gan sẽ mất khả năng chuyển hóa và loại bỏ amoniac ra khỏi cơ thể. Nồng độ chất độc trong máu và não tăng dần, dẫn đến bệnh não gan.
Các triệu chứng bao gồm thay đổi hành vi, buồn ngủ, nói lắp, nhầm lẫn, mất phương hướng và co giật cơ. Ở giai đoạn cuối của bệnh não gan, bệnh nhân rơi vào tình trạng co giật, hôn mê và tử vong.
2.6. Các triệu chứng khác
Xơ gan có thể gây suy thận, thiếu máu, giãn tĩnh mạch trên da, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chán ăn, sụt cân, bầm tím dưới da và phân có màu nhạt như đất sét.
3. Chẩn đoán xơ gan mất bù
Ngoài việc thăm khám lâm sàng, hỏi bệnh sử, các triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định 2 phương pháp sau để chẩn đoán chính xác hơn.
3.1. Chọc dò ổ bụng
Bệnh nhân được chỉ định chọc hút màng bụng lấy mẫu dịch ổ bụng để xét nghiệm, kiểm tra các dấu hiệu bệnh lý như ung thư gan hay nhiễm trùng. Chọc dò ổ bụng cũng có thể giải đáp nguyên nhân cổ trướng
3.2. Phân tích ảnh
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, CT scan, MRI cũng được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán xơ gan mất bù. Hình ảnh chụp CT, MRI sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác.
4. Thuốc điều trị xơ gan mất bù
– Rối loạn đông máu: uống vitamin K trong 3 ngày, nếu Probim không tăng thì ngưng dùng. Cho huyết tương nếu có nguy cơ chảy máu.
– Thuốc tăng bài tiết mật: cholestyramin, ursolvan
– Nếu nồng độ albumin trong máu dưới 25 g/l, phù hoặc xuất huyết màng thì dùng thuốc albumin người.
– Truyền dung dịch BCAA.
– Tiêm/uống vitamin nhóm B
– Sử dụng các loại thuốc lợi tiểu nếu bị phù nề hoặc cổ trướng.
– Dùng thuốc xuất huyết tiêu hóa dự phòng.
5. Phòng ngừa bệnh xơ gan mất bù
Các bác sĩ khuyến cáo, để phòng ngừa xơ gan mất bù cần thực hiện những việc sau:
– Không uống rượu, bia, sử dụng chất kích thích, không hút thuốc lá.
– Thay đổi chế độ ăn uống, thay đổi lối sống, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thường xuyên, tránh căng thẳng, stress kinh niên, làm việc quá sức.
– Hạn chế đồ ăn dầu mỡ. Ăn thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo nấu chín trước khi ăn, tránh đồ sống, thực phẩm chứa nhiều chất độc hại sẽ làm tăng khả năng tích tụ độc tố trong cơ thể và ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng gan. Ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống đủ nước…
– Nếu xuất hiện dấu hiệu phù nên ăn nhạt, hạn chế muối, giảm đạm trong khẩu phần.
– Không sử dụng thuốc bừa bãi, vì một số loại thuốc có thể ảnh hưởng trực tiếp đến gan. Chỉ sử dụng theo quy định và hướng dẫn của bác sĩ.
– Khám sức khỏe, tầm soát bệnh định kỳ để theo dõi và kiểm soát tình trạng bệnh.
– Khám ngay khi gặp các triệu chứng nghi ngờ bệnh.