Bệnh trào ngược dạ dày rất thường gặp, với tỷ lệ mắc bệnh ở 10-20% người lớn. Trào ngược dạ dày kèm sụt cân có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm mà người bệnh cần lưu ý. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp trào ngược dạ dày gây sụt cân trong bài viết dưới đây nhé!
Menu xem nhanh:
1. Trào ngược dạ dày và các triệu chứng phổ biến
1.1. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng các chất trong dạ dày trào ngược lại vào thực quản, gây ra các triệu chứng khó chịu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, chủ yếu do chế độ ăn uống không hợp lý hoặc do những bất thường ở dạ dày thực quản.
Ban đầu, bệnh trào ngược dạ dày thực quản không gây nguy hiểm đáng kể. Tuy nhiên, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như viêm loét thực quản, hẹp thực quản, Barrett thực quản, và nghiêm trọng nhất là tăng nguy cơ ung thư thực quản.
1.2. Triệu chứng bệnh trào ngược
Các triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày bao gồm:
– Ợ chua: Triệu chứng phổ biến nhất, thường đi kèm với ợ nóng. Triệu chứng này thường xuất hiện sau khi ăn no, khó tiêu hoặc khi nghỉ ngơi.
– Ợ hơi: Thường gặp khi đói. Triệu chứng này xảy ra khi thức ăn trong dạ dày lên men và tạo hơi, gây ra ợ hơi.
– Nôn ói, buồn nôn: Cảm giác buồn nôn, nôn ói xuất hiện khi thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Triệu chứng này thường gặp sau khi ăn, đặc biệt nghiêm trọng ở bà bầu ốm nghén, người say tàu xe,…
– Ăn không ngon, chán ăn, khó nuốt: Triệu chứng này thường cảnh báo trào ngược axit dạ dày hoặc dịch mật, gây cảm giác đắng miệng và sưng thực quản.
– Ho, viêm họng, tiết nhiều nước bọt, khàn giọng: Axit dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra các triệu chứng này. Phản xạ tự nhiên dẫn đến tiết nhiều nước bọt, sưng dây thanh quản và gây ho, khàn giọng.
2. Lý giải: Trào ngược dạ dày sụt cân có nguy hiểm không?
2.1. Trào ngược dạ dày gây sụt cân khi nào
Trào ngược dạ dày thực quản không trực tiếp gây sụt cân. Tuy nhiên, các triệu chứng như nôn, buồn nôn kéo dài làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dẫn đến sụt cân. Triệu chứng đắng miệng, khó nuốt kéo dài cũng gây chán ăn, làm giảm lượng thức ăn, dẫn đến giảm cân.
Trào ngược dạ dày thực quản gây sụt cân là dấu hiệu bệnh trở nặng, cần thăm khám ngay để điều trị đúng cách, tránh biến chứng nguy hiểm và cải thiện chất lượng cuộc sống.
2.2. Cảnh báo bệnh lý tiêu hóa khác khi gặp tình trạng trào ngược dạ dày sụt cân
Ngoài trào ngược dạ dày thực quản, sụt cân bất thường còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiêu hóa nghiêm trọng như:
– Bệnh lý ác tính: Ung thư dạ dày, ung thư tá tràng, ung thư trực tràng, ung thư đại tràng, u nhú ác tính,…
– Bệnh lý tiêu hóa lành tính: Viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm loét hang vị, bệnh celiac, bệnh viêm ruột, nhiễm ký sinh trùng đường ruột,…
– Xuất hiện Polyp ở dạ dày hoặc đại trực tràng.
3. Phương pháp chẩn đoán chính xác tình trạng trào ngược dạ dày sụt cân
Để chẩn đoán chính xác tình trạng trào ngược dạ dày sụt cân, các phương pháp sau đây thường được sử dụng:
3.1. Khám lâm sàng và tiền sử bệnh lý
– Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, tiền sử bệnh lý, thói quen ăn uống và sinh hoạt của người bệnh. Các triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày như ợ chua, ợ nóng, đau ngực, buồn nôn, ho, và sụt cân sẽ được xem xét kỹ lưỡng.
– Tiền sử bệnh lý: Bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh lý của người bệnh để xác định các yếu tố nguy cơ và loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây ra triệu chứng tương tự.
3.2. Nội soi tiêu hóa trên chẩn đoán trào ngược dạ dày gây sụt cân
Nội soi dạ dày-thực quản: Đây là phương pháp chính xác nhất để quan sát trực tiếp thực quản, dạ dày và tá tràng. Nội soi giúp phát hiện các dấu hiệu viêm, loét, hẹp thực quản, hoặc các tổn thương khác do trào ngược dạ dày gây ra.
3.3. Đo pH thực quản 24 giờ
Đây là phương pháp xác định chính xác mức độ trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản. Thiết bị đo pH sẽ được đặt vào thực quản trong 24 giờ để ghi lại tần suất và thời gian axit trào ngược.
3.4. Đo áp lực thực quản HRM
Phương pháp này đo lường áp lực và sự phối hợp của các cơ trong thực quản khi nuốt. Điều này giúp đánh giá chức năng của cơ thắt thực quản dưới và phát hiện các rối loạn vận động thực quản.
3.5. Chụp X-quang thực quản dạ dày tá tràng có cản quang
X-quang thực quản dạ dày tá tràng: Sử dụng chất cản quang để quan sát hình ảnh của thực quản và dạ dày. Phương pháp này có thể giúp phát hiện các hẹp hoặc bất thường trong hình dạng của thực quản và dạ dày.
3.6. Các xét nghiệm khác chẩn đoán trào ngược dạ dày gây sụt cân
Xét nghiệm máu: Kiểm tra các dấu hiệu viêm nhiễm, thiếu máu, hoặc các rối loạn khác liên quan đến tiêu hóa.
Xét nghiệm chức năng gan, mật, tuyến tụy: Để loại trừ các nguyên nhân khác gây ra triệu chứng sụt cân và trào ngược dạ dày.
4. Khi bị trào ngược dạ dày sụt cân cần phải làm gì?
Để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn và lối sống khoa học. Nếu triệu chứng không giảm, cần thăm khám chuyên khoa tiêu hóa để điều trị đúng phác đồ.
Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản bị sụt cân nhanh bất thường, đặc biệt là người cao tuổi, cần thăm khám ngay lập tức. Bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm và nội soi dạ dày đại tràng để kiểm tra toàn diện ống tiêu hóa và xác định nguyên nhân gây sụt cân.
Sụt cân bất thường ở người cao tuổi cảnh báo nguy cơ bệnh lý nghiêm trọng và tăng tỷ lệ tử vong. Vì vậy, người cao tuổi cần lưu ý và chủ động thăm khám khi cần thiết.
Trào ngược dạ dày kèm sụt cân không phổ biến nhưng là dấu hiệu nguy hiểm không thể chủ quan. Mỗi người nên xây dựng chế độ ăn khoa học, duy trì lối sống lành mạnh và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đây là cách phòng bệnh trào ngược dạ dày thực quản và các bệnh lý tiêu hóa hiệu quả.