Hoạt động khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp đã không còn xa lạ với người lao động Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn luôn giữ suy nghĩ khám sức khỏe doanh nghiệp chỉ là khám cho có và không có tác dụng gì nhiều. Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai cũng như gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng thăm khám thực tế. Vậy qua bài viết này hãy cùng tìm hiểu những thông tin về hoạt động trên.
Menu xem nhanh:
1. Quy định về tổ chức khám sức khỏe định kỳ của doanh nghiệp
Khám sức khỏe là hoạt động kiểm tra tình trạng tổng quát của các cơ quan trong cơ thể tại thời điểm thăm khám. Hoạt động này được khuyến cáo nên thực hiện định kỳ thường xuyên và không ngắt quãng.
Đối với người lao động, khám sức khỏe tổng quát lại cần được thực hiện một cách chính xác và quy củ hơn. Theo quy định mới nhất của Bộ Y tế đã đưa ra vào năm 2015:
– Người lao động cần thực hiện khám sức khỏe tổng quát ít nhất là 1 năm 1 lần. Đối với những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường độc hại, công việc nặng nhọc,… những người lao động là người khuyết tật, trẻ chưa thành niên, người cao tuổi cần được tổ chức khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần.
– Khám phụ khoa là danh mục bắt buộc đối với những lao động là nữ, tuy nhiên người lao động có thể chọn khám hoặc không. Những người lao động dễ mắc bệnh nghề nghiệp cũng cần được khám bệnh nghề nghiệp.
– Người lao động bình phục sau khi bị tai nạn lao động khi trở lại làm việc cần được bố trí làm công việc phù hợp với tình trạng sức khỏe.
– Mọi chi phí khám sức khỏe tổng quát cho người lao động sẽ do doanh nghiệp chi trả. Trừ những trường hợp người lao động đăng ký thêm một số danh mục ngoài những gì mà doanh nghiệp đã đăng ký.
2. Tầm quan trọng của khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp
2.1. Với doanh nghiệp
– Khám sức khỏe tổng quát cho người lao động được cho là chìa khóa thành công của doanh nghiệp.
– Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động giúp doanh nghiệp giữ chân được nhân viên, giúp nhân viên gắn bó lâu dài với công ty.
– Giúp cải thiện chất lượng nguồn lao động, đảm bảo tiến độ công việc.
2.2. Với người lao động
– Khám sức khỏe tổng quát đem lại cái nhìn tổng thể về sức khỏe của người lao động.
– Giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, cải thiện chất lượng làm việc tại doanh nghiệp.
– Phát hiện sớm những mầm mống gây bệnh.
– Tạo tiền đề cho nhân viên tin tưởng công ty.
3. Khám sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp cần thực hiện những gì?
3.1. Khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp: Lấy mẫu xét nghiệm
Thông thường trong khám sức khỏe doanh nghiệp, lấy mẫu xét nghiệm sẽ được thực hiện đầu tiên để đảm bảo quá trình thăm khám không bị gián đoạn trong khâu trả kết quả.
Lấy mẫu xét nghiệm thường được thực hiện vào buổi sáng, khi cơ thể chưa dung nạp bất cứ chất gì vào cơ thể ngoài nước lọc, bởi các đồ ăn thức uống khác có thể làm ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán.
Mẫu xét nghiệm được lấy để phân tích sẽ bao gồm máu và nước tiểu. Sau khi phân tích những chỉ số có trong mẫu vật này, có thể phát hiện một số vấn đề về những cơ quan tương ứng.
3.2. Khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp: Khám lâm sàng
Khám lâm sàng sẽ bao gồm đo các chỉ số sinh tồn như huyết áp, chiều cao, cân nặng,… Ngoài ra, người lao động sẽ được thăm khám các chuyên khoa như tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt,…
Người lao động là nữ sẽ được thăm khám phụ khoa, tuy nhiên đây không phải danh mục bắt buộc cho người lao động nên người khám có thể quyết định thực hiện hoặc không.
Khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ hỏi người khám một số câu hỏi liên quan đến tiền sử bệnh lý, các thuốc đang sử dụng hoặc các triệu chứng. Do đó, người lao động cần trả lời thành thật những câu hỏi trên để bác sĩ có những chỉ định tiếp theo chính xác nhất.
3.3. Chẩn đoán hình ảnh
Chẩn đoán hình ảnh là phương pháp sử dụng các thiết bị máy móc hiện đại mô tả lại những hình ảnh bên trong cơ thể của người khám. Trong khám sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp, danh mục chẩn đoán hình ảnh bắt buộc sẽ bao gồm chụp X-quang ngực thẳng.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đăng ký thêm bất kỳ danh mục nào khác cho người lao động nhằm phục vụ cho công việc như siêu âm ổ bụng, tuyến giáp,… cũng như người lao động cũng có thể đăng ký thêm danh mục khác để phục vụ cho bản thân. Tuy nhiên trong người hợp người lao động đăng ký, phụ phí sẽ do người đó tự chi trả.
3.4. Đọc kết quả
Sau khi đã hoàn thành tất cả các danh mục trên, lúc này kết quả xét nghiệm máu trước đó cũng đã có, bác sĩ sẽ thực hiện đọc kết quả. Kết quả ở đây sẽ bao gồm kết quả xét nghiệm máu, kết quả khám lâm sàng, kết quả chẩn đoán hình ảnh.
Khi đọc kết quả có thể sẽ có 3 trường hợp xảy ra:
– Kết quả thăm khám bình thường: Trong trường hợp này, người khám không nên quá chủ quan. Hãy lắng nghe những tư vấn của bác sĩ để duy trì trạng thái khỏe mạnh cũng như cải thiện cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
– Kết quả thăm khám gặp vấn đề nhỏ nhưng không nguy hiểm: Đây có thể là trường hợp hay gặp nhất khi thăm khám sức khỏe. Lúc này, người khám cần chú ý lắng nghe những tư vấn và chỉ định của bác sĩ nhằm nhanh chóng cải thiện vấn đề đang gặp phải.
– Kết quả thăm khám gặp tình trạng xấu (bệnh lý nặng): Đây là trường hợp khá nghiêm trọng, tuy nhiên người khám cũng không nên quá lo lắng dẫn đến mất bình tĩnh. Chú ý lắng nghe những chỉ định của bác sĩ, phối hợp cùng bác sĩ để có những phương pháp điều trị hợp lý nhất với bản thân chính là những gì người khám cần làm trong trường hợp
Chính vì vậy, vai trò của bác sĩ đọc kết quả là rất quan trọng. Để đảm bảo kết quả trả về được chính xác nhất, bác sĩ cần phải có chuyên môn, kinh nghiệm và tận tâm với nghề. Đến ngay Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được trải nghiệm dịch vụ thăm khám cùng bác sĩ trên 30 năm kinh nghiệm. Ngoài ra, TCI còn sở hữu trang thiết bị y tế hiện đại, không gian thăm khám rộng rãi cùng đội ngũ y tế được trang bị đầy đủ kiến thức, giúp cho buổi thăm khám của khách hàng giống như một buổi nghỉ dưỡng thực thụ.
Vậy bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết về hoạt động khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ. Hy vọng qua đây người đọc sẽ có thêm những kiến thức để áp dụng vào thực tế một cách hiệu quả nhất.