Cấp cứu:0901793122
English
Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Thucuc | Hệ thống y tế TCI Hospital
Chăm sóc sức khoẻ trọn đời cho bạn
Tổng đài1900558892
Đau dạ dày: Triệu chứng điển hình và cách điều trị hiệu quả

Đau dạ dày: Triệu chứng điển hình và cách điều trị hiệu quả

Chia sẻ:

Đau dạ dày là một trong những vấn đề tiêu hóa phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cơn đau thường âm ỉ kéo dài, tái phát nhiều lần và trở thành gánh nặng dai dẳng nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách. Tình trạng này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, đặc biệt là khi người bệnh ăn quá no, quá đói, hoặc đang rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.

1. Triệu chứng điển hình của đau dạ dày

1.1. Cảm giác đau vùng thượng vị

Đây là dấu hiệu nổi bật và thường gặp ở người mắc bệnh đau dạ dày. Người bệnh thường mô tả cảm giác nóng rát hoặc âm ỉ ở vùng bụng trên rốn, lan lên giữa ngực hoặc sau lưng. Cơn đau có thể xuất hiện theo từng đợt, kéo dài khoảng một đến hai tuần rồi thuyên giảm và tái phát trở lại. Đặc điểm chu kỳ của đau giúp phân biệt với những bệnh lý khác liên quan đến vùng thượng vị.

Ví dụ, trong trường hợp ung thư dạ dày, cơn đau thường kéo dài liên tục và không có tính chu kỳ rõ ràng. Với viêm loét dạ dày tá tràng, cơn đau cũng xuất hiện sau ăn nhưng thường nặng hơn, đặc biệt là sau khi tiêu thụ thực phẩm kích thích. Tuy nhiên, việc chỉ dựa vào vị trí và tính chất cơn đau là chưa đủ để xác định chính xác nguyên nhân. Người bệnh cần đi khám và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để có kết luận chính xác nhất.

Người bệnh thường mô tả cảm giác nóng rát hoặc âm ỉ ở vùng bụng trên rốn, lan lên giữa ngực hoặc sau lưng
Người bệnh thường mô tả cảm giác nóng rát hoặc âm ỉ ở vùng bụng trên rốn, lan lên giữa ngực hoặc sau lưng

1.2. Cảm giác chán ăn, ăn uống kém

Khi dạ dày bị tổn thương, khả năng tiêu hóa và co bóp của cơ quan này bị ảnh hưởng rõ rệt. Người bệnh thường có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng, kèm theo đầy bụng và khó tiêu sau bữa ăn. Triệu chứng này xuất phát từ việc niêm mạc dạ dày đang bị viêm, khiến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm chạp và kém hiệu quả. Ngoài ra, sau khi ăn, người bệnh cũng có thể cảm thấy bỏng rát vùng thượng vị, làm cho việc tiếp nhận thức ăn trở nên khó khăn và kém hấp dẫn.

1.3. Buồn nôn và nôn

Đây là biểu hiện thường xuyên xảy ra ở những người mắc các bệnh lý dạ dày, trong đó có đau dạ dày. Cảm giác buồn nôn thường xuất hiện sau khi ăn, đôi khi dẫn tới nôn ói. Trong một số trường hợp nặng, người bệnh có thể nôn ra thức ăn kèm theo dịch vị acid, làm tổn thương niêm mạc thực quản. Việc nôn nhiều lần có thể khiến cơ thể mất nước, mất điện giải, dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt và suy kiệt. Khi xuất hiện triệu chứng này một cách thường xuyên, người bệnh nên đến thăm khám được đánh giá và điều trị kịp thời.

đau dạ dày
Cảm giác buồn nôn thường xuất hiện sau khi ăn, đôi khi dẫn tới nôn ói

1.4. Ợ hơi, ợ chua và cảm giác nóng rát

Người bị đau dạ dày thường gặp hiện tượng ợ hơi, ợ chua, nhất là sau khi ăn no hoặc khi nằm xuống nghỉ ngơi. Đây là kết quả của quá trình trào ngược acid từ dạ dày lên thực quản, làm tổn thương lớp niêm mạc và tạo cảm giác nóng rát phía sau xương ức. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn là dấu hiệu cho thấy acid dạ dày đang hoạt động bất thường, ảnh hưởng đến sức khỏe tiêu hóa lâu dài.

1.5. Xuất huyết tiêu hóa

Trong các trường hợp đau dạ dày kéo dài không được điều trị, niêm mạc dạ dày có thể bị loét và dẫn tới chảy máu. Người bệnh có thể nôn ra máu, phân đen hoặc phân có máu đỏ. Khi mất máu nhiều, các biểu hiện như chóng mặt, hoa mắt, tụt huyết áp hoặc thậm chí sốc có thể xảy ra. Đây là biến chứng nguy hiểm cần can thiệp y tế ngay lập tức để tránh ảnh hưởng đến tính mạng.

2. Cần làm gì khi có dấu hiệu đau dạ dày?

2.1. Chẩn đoán chính xác nguyên nhân

Việc đầu tiên cần làm khi có triệu chứng đau dạ dày là đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và xác định nguyên nhân. Thông qua việc khai thác triệu chứng, tiền sử bệnh và các yếu tố liên quan, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm như nội soi dạ dày – thực quản, siêu âm ổ bụng, chụp X-quang, hoặc xét nghiệm máu để loại trừ các bệnh lý khác. Trong đó, nội soi là phương pháp chẩn đoán tối ưu nhất hiện nay giúp quan sát trực tiếp niêm mạc dạ dày và phát hiện các tổn thương nếu có.

nội soi là phương pháp chẩn đoán tối ưu nhất hiện nay giúp quan sát trực tiếp niêm mạc dạ dày
Nội soi là phương pháp chẩn đoán tối ưu nhất hiện nay giúp quan sát trực tiếp niêm mạc dạ dày

2.2. Điều trị bằng thuốc theo chỉ định

Sau khi xác định nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể phù hợp với từng bệnh nhân. Các loại thuốc thường được kê đơn bao gồm thuốc ức chế tiết acid, thuốc trung hòa acid, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và kháng sinh (nếu phát hiện vi khuẩn HP). Việc dùng thuốc cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định về liều lượng, thời gian để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh tái phát.

2.3. Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt

Song song với việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần thực hiện những thay đổi trong lối sống và thói quen ăn uống để hỗ trợ quá trình hồi phục. Việc ăn uống cần đảm bảo khoa học, tránh xa các thực phẩm dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày như đồ chiên xào, thực phẩm cay nóng, nước uống có gas, rượu bia và cà phê. Thay vào đó, nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa, chia nhỏ bữa ăn trong ngày và tránh ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Cũng nên ăn chậm, nhai kỹ để giảm áp lực lên dạ dày.

Không chỉ ăn uống, việc kiểm soát tâm lý và sinh hoạt hợp lý cũng đóng vai trò quan trọng. Người bị đau dạ dày nên tránh làm việc quá sức, giảm stress, nghỉ ngơi điều độ và ngủ đúng giờ. Ngoài ra, khi ngủ nên kê cao gối để hạn chế trào ngược acid lên thực quản.

Đau dạ dày là căn bệnh phổ biến và nếu chủ quan, tình trạng có thể tiến triển nặng và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc nhận biết sớm các triệu chứng đặc trưng, kết hợp chẩn đoán kịp thời và điều trị đúng hướng sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả. Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cần duy trì chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học, tránh các yếu tố kích thích để cải thiện tình trạng bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống lâu dài.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Liên hệ ngay: 0936388288 để được tư vấn chi tiết!

Slider – Banner Nội soi Tiêu hóa
Bài viết liên quan
Đau dạ dày uống hà thủ ô có sao không và những lưu ý

Đau dạ dày uống hà thủ ô có sao không và những lưu ý

Đau dạ dày uống hà thủ ô có sao không? Đó là một trong nhiều thắc mắc muốn được giải đáp của bệnh nhân đau dạ dày. Một loại thảo dược khá quen thuộc như hà thủ ô được chú ý vì được xem là có tác dụng bổ dưỡng và gắn liền với sức […]
1900558892
zaloChat