Cấp cứu:0901793122
English
Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Thucuc | Hệ thống y tế TCI Hospital
Chăm sóc sức khoẻ trọn đời cho bạn
Tổng đài1900558892
30% trẻ suy dinh dưỡng do rối loạn tiêu hóa

30% trẻ suy dinh dưỡng do rối loạn tiêu hóa

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, có tới 30% số trẻ bị suy dinh dưỡng có nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp là do rối loạn tiêu hóa.

1. Trẻ dễ suy nhược, ốm yếu vì rối loạn tiêu hóa

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ là do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Thông thường, tỷ lệ cân bằng của các vi sinh vật trong đường ruột được duy trì ở mức 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Tuy nhiên, khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, thức ăn đưa vào cơ thể sẽ không được tiêu hóa hoàn toàn và gây ra hiện tượng phân sống, rối loạn hấp thu dinh dưỡng.

30% trẻ suy dinh dưỡng do rối loạn tiêu hóa

Có khoảng 30% trẻ suy dinh dưỡng do rối loạn tiêu hóa

Hậu quả dễ thấy nhất của rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ là tình trạng giảm hấp thu dưỡng chất và bài tiết, dẫn tới việc cơ thể trẻ không có đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và hoàn thiện các chức năng của cơ thể cũng như để duy trì một sức khỏe ổn định. Điều này làm cho trẻ chậm phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ.
Bên cạnh đó, tình trạng rối loạn tiêu hóa còn làm giảm tỷ lệ lợi khuẩn trong đường ruột, giảm sức đề kháng khiến trẻ dễ bị các bệnh nguy hiểm như tả, lỵ… Nguy hiểm hơn, trong các trường hợp trẻ bị tiêu chảy kéo dài do rối loạn tiêu hóa sẽ gây mất nước, mất chất điện giải khiến cơ thể bị suy nhược, trẻ trở nên ốm yếu và còi cọc là điều tất yếu.

2. Ổn định tiêu hóa trẻ sẽ lớn, khỏe

30% trẻ suy dinh dưỡng do rối loạn tiêu hóa

Để trẻ phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí tuệ, cha mẹ nên ổn định hệ tiêu hóa cho bé

Trong trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa với biểu hiện tiêu chảy kéo dài gây mất nước, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám kịp thời và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, cha mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để trẻ nhanh phục hồi.

Bên cạnh đó, để giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt, cha mẹ nên cho trẻ ăn các thực phẩm giàu dưỡng chất Vitamin A, Vitamin C và Canxi như trứng, rau xanh đậm, sữa, các chế phẩm từ sữa….. nhằm giúp tăng khả năng miễn dịch và hoàn thiện chức năng của toàn bộ đường tiêu hóa. Cha mẹ cũng cần tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, duy trì tẩy giun theo định kỳ cho trẻ (6 tháng 1 lần) và tránh cho trẻ ăn các loại thức ăn không hợp vệ sinh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Liên hệ ngay: 0936388288 để được tư vấn chi tiết!

Slider – Banner Nội soi Tiêu hóa
Bài viết liên quan
Ợ chua nóng bụng: Tìm hiểu nguyên nhân, cách xử trí

Ợ chua nóng bụng: Tìm hiểu nguyên nhân, cách xử trí

Ợ chua nóng bụng có thể là hai triệu chứng rối loạn tiêu hóa rất phổ biến mà hầu như ai cũng từng trải qua. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, kéo dài và đi kèm những biểu hiện khó chịu khác thì có thể là dấu hiệu của một số […]
1900558892
zaloChat