Theo nhiều nghiên cứu cho thấy 80% người trẻ dành phần lớn thời gian của mình để ngồi làm việc, ngoài ra họ còn liên tục mắc hàng loạt sai lầm khiến người trẻ bị đau lưng.
Menu xem nhanh:
1.Sai lầm khiến người trẻ bị đau lưng
Thông thường triệu chứng đau lưng dễ gặp ở người trung tuổi, người già nhưng hiện nay, tỷ lệ người trẻ mắc chứng đau lưng ngày càng tăng cao. Có thể điểm mặt một số sai lầm khiến người trẻ bị đau lưng như sau:
Lười tập thể dục
Việc lười tập thể dục, đặc biệt là các bài tập cơ vùng bụng có thể dẫn đến hình thành tư thế xấu và đau thắt lưng, đau cột sống.
Mang vác vật nặng
Người trẻ thường hay cậy mình có sức khỏe mà chủ quan mang vác vật nặng. Khi mang vật nặng rất dễ bị sai tư thế dẫn đến đau lưng thậm chí bị lệch đĩa đệm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt
Thừa cân
Hãy giữ cân nặng của bạn trong tầm kiểm soát để phòng ngừa đau lưng. Bạn có nhiều khả năng bị đau lưng thấp nếu thừa cân hoặc béo phì. Bạn nên cố gắng giữ cân nặng ở mức độ lý tưởng theo chỉ số cơ thể (BMI) để tránh gặp đau lưng không cần thiết. Tập thể dục và chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn đạt được mục tiêu này.
Hút thuốc
Nicotine trong thuốc lá làm hạn chế lưu lượng máu đến các đĩa đệm đốt sống và làm tăng tỷ lệ thoái hóa cột sống. Điều này có thể gây ra đau lưng. Thuốc lá cũng làm giảm hấp thu canxi và ngăn ngừa sự phát triển xương, tăng nguy cơ loãng xương, làm chậm quá trình phục hồi sau khi bị gãy xương. Ngoài ra, tình trạng ho do hút thuốc nhiều cũng có thể gây ra đau lưng.
Thiếu canxi và vitamin D
Các chất dinh dưỡng luôn cần thiết cho sự phát triển và quá trình hoạt động của xương. Nếu không nhận đủ canxi và vitamin D trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn nên xin bác sĩ tư vấn về việc bổ sung các chất này.
Ít vận động
Vận động làm tăng lưu lượng máu đến các vùng bị ảnh hưởng, giảm viêm và giảm căng thẳng cơ bắp. Trong khi đó người trẻ hiện nay thường học tập và làm việc ngồi quá lâu 1 tư thế không vận động làm gia tăng triệu chứng đau lưng.
2.Phòng ngừa triệu chứng đau lưng ở người trẻ
Vận động đúng tư thế
Cần kiểm soát tư thế làm việc, sinh hoạt sao cho khoa học, hợp lý. Khi thay đổi tư thế nên thực hiện từ từ, không được thay đổi đột ngột sẽ gây tổn thương cho cột sống.
Khám bác sĩ
Khi thấy mình có dấu hiệu đau lưng, nên đi khám ngay bác sĩ chuyên khoa cột sống ngay để chữa trị kịp thời, tránh để bệnh nặng rồi mới đi khám thì sẽ rất khó chữa trị.
Chú ý tư thế ngủ
Khi ngủ, giường phải rộng rãi để có thể trở người một cách thoải mái khi ngủ. Tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng hoặc nằm ngửa, tuy nhiên, cần phải thay đổi tư thế thường xuyên.
Luyện tập đúng cách
Thời gian và cường độ luyện tập phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của bản thân, không nên tập luyện quá sức ngay từ ban đầu. Nên tập luyện thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày.