Sai lầm khi xử trí trật khớp nên biết để tránh ảnh hưởng về sau

Trật khớp thường gặp trong tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc chấn thương khi chơi thể thao. Tuy nhiên nhiều người có quan niệm sai lầm khi xử trí trật khớp dẫn tới bệnh tiến triển nặng, để lại hậu quả hết sức nặng nề.
Trật khớp là sự di chuyển bất thường của các đầu xương khiến cho diện tiếp khớp của các đầu xương bị sai lệch. Đây là hậu quả của những chấn thương nặng và thường kèm theo tình trạng tổn thương nặng nề của dây chằng, bao khớp và các cấu trúc xung quanh.

Trật khớp có thể xảy ra ở khớp cổ chân, khớp gối, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp vai gây ra các cơn đau, sưng nề, bầm tím phần mềm xung quanh khớp, làm giảm khả năng vận động khớp và các chi trong cơ thể.

Sai lầm khi xử trí trật khớp

Trật khớp là bệnh nhẹ và có thể tự điều trị

Nhiều người cho rằng, trật khớp là thương tích nhẹ nên có thể tự điều trị tại nhà mà không cần phải tới bác sĩ. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Sai lầm khi xử trí trật khớp

Trật khớp không được điều trị đúng cách có thể gây biến chứng

Thực tế, trật khớp nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể khiến tình trạng tổn thương khớp nghiêm trọng hơn, gây khó khăn cho quá trình điều trị. Mặt khác, điều trị sai cách còn khiến bệnh nghiêm trọng hơn và gây biến chứng.

Chườm nóng vào vị trí trật khớp

Dùng dầu nóng hoặc rượu ngâm xoa vào vùng bị trật khớp có thể để lại những hậu quả khôn lường. Lý do là bởi các tổn thương này nếu dùng chất nóng sẽ gây chảy máu mạnh hơn, có thể dẫn tới teo cơ, cứng khớp sau này.

Dùng thuốc lá đắp

Điều trị đắp thuốc lá (những phương thức điều trị dân gian chưa được kiểm chứng) có thể để lại những biến chứng và di chứng nặng nề.

Sai lầm khi xử trí trật khớp

Chườm nóng hay đắp thuốc đều khiến bệnh trật khớp nghiêm trọng hơn

Cử động hoặc xoay khớp, nắn bóp mạnh ngay sau trật khớp

Đây cũng là một sai lầm khi bị trật khớp. Việc vận động sau trật khớp, nắm bóp hoặc cố đưa khớp về vị trí ban đầu sẽ khiến khớp bị tổn thương. Lúc này các cơ và dây chằng thần kinh, các mạch máu xung quanh khớp cũng bị ảnh hưởng, bệnh nặng hơn.

Trật khớp nếu không có biện pháp xử trí đúng cách và kịp thời gây biến chứng tổn thương mạch máu và thần kinh.

Xử trí đúng cách khi bị trật khớp

Trật khớp là một thương tích nặng, có nhiều biến chứng và dễ để lại di chứng. Do đó khi bị trật khớp, bạn cần:

Hạn chế di chuyển, cử động

Khi bị trật khớp, người bệnh không nên do chuyển hoặc cử động mạnh để tránh lực tác động nên các khớp bị sai.

Cố định khớp

Tùy vào vị trí trật khớp mà bạn áp dụng biện pháp cố định khớp. Có thể là sử dụng miếng vải hoặc áo cố định cánh tay vào thân người để cố định phần khớp khuỷu tay đang bị đau.

Sai lầm khi xử trí trật khớp

Người bệnh cần cố định khớp và tới bệnh viện điều trị

Chườm lạnh

Chườm lạnh vùng trật khớp có thể giúp giảm sưng phù, giảm đau hiệu quả. Chườm lạnh cần được thực hiện càng sớm càng tốt sau khi chấn thương, trong khoảng 15-30 phút, 4-8 lần/ ngày trong 48h đầu hoặc tới khi đỡ sưng nề.

Đến bệnh viện

Điều trị trật khớp phụ thuộc vào vị trí và mức độ nặng của khớp bị trật vì thế người bệnh cần tới trực tiếp bệnh viện để bác sĩ thăm khám, kiểm tra. Bệnh nhân cần làm các chẩn đoán chuyên sâu như chụp X-quang vị trí trật để xác định mức độ tổn thương. Tùy vào độ nặng – nhẹ của bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh cần thực hiện các bài tập phục hồi chức năng để cải thiện sớm tình trạng sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital