Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hội chứng ống cổ tay

Bệnh ống cổ tay là tình trạng bị chèn ép dây thần kinh giữa ở ông cổ tay, từ đó gây tê, đau và giảm khả năng hoạt động của tay. Vì vậy cần chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm. Bài viết sẽ giúp bạn biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cả các cách chữa hội chứng ống cổ tay hiệu quả.

1. Khái niệm về hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là bệnh lý do bị chèn ép dây thần kinh ngoại biên, khá phổ biến hiện nay. Hội chứng xảy ra khi thần kinh giữa đường hầm cổ tay bị chèn. Hậu quả gây ra viêm, đau nhức, tê bì hay nặng hơn là giảm cảm giác ở tay thuộc chi phối của dây thần kinh giữa. Từ đó dẫn tới cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Hội chứng ống cổ tay do dây thần kinh giữa cổ tay bị chèn ép

Hội chứng ống cổ tay là do dây thần kinh giữa cổ tay bị chèn ép

Hiện nay, số người mắc phải hội chứng này đang ngày một tăng cao  chủ yếu do tính chất công việc. Một số ngành nghề phải vận động vùng cổ tay nhiều như: nhân viên văn phòng, ghi chép, thu ngân,… sẽ có nguy cơ cao mắc hội chứng này. Theo một số thống kê ở Mỹ thì hàng năm có khoảng 50/1000 người mắc phải hội chứng này, còn nhóm có nguy cơ cao thì tỷ lệ lên tới 500/1000.

2. Các nguyên nhân gây ra hội chứng

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh ống cổ tay là phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trung niên (tiền mãn kinh). Phần lớn lý do là bởi các nguyên nhân vô căn (khoảng 70%), ngoài ra có thể do các nguyên nhân nội sinh và ngoại sinh.

2.1. Nguyên nhân vô căn gây ra bệnh

Có đến khoảng 70% các bệnh nhân bị mắc bệnh mà không tìm được nguyên nhân cụ thể. Hiện tượng viêm bao hoạt dịch, tăng áp lực khoảng gian bào trong vùng ống cổ tay cũng có thể làm chèn ép dây thần kinh giữa. Đa phần các triệu chứng sẽ thuyên giảm khi dùng các loại thuốc chống viêm loại viên và loại tiêm trực tiếp.

2.2. Do nguyên nhân ngoại sinh

– Các chấn thương ở phần cổ tay như: gãy xương, gãy đầu dưới xương quay, trật khớp, trật xương nguyệt, viêm khớp cổ tay,… gây ra chèn ép dây thần kinh giữa trong ống cổ tay.

– Bệnh u tủy hay Hemophilia.

– Các loại u: u tế bào xương và bao gân, u máu, u nang dịch,… làm chèn lên ống cổ tay và dẫn đến chèn dây thần kinh giữa.

2.3. Nguyên nhân nội sinh

– Ở phụ nữ mang thai: ứ dịch. Trong quá trình mang thai, sự ứ đọng dịch làm tăng dịch trong cổ tay làm tăng áp lực kẽ trong ống cổ tay và chèn ép dây thần kinh giữa.

– Bệnh Gout: có sự lắng đọng tinh thể urat trong gân làm phì đại gân, hoặc viêm phì đại gân dẫn đến chèn ép dây thần kinh.

Viêm khớp dạng thấp: gây ra viêm bao gân dẫn tới phù nề và ứ dịch trong bao gân.

3. Các triệu chứng thường gặp của bệnh lý

Biểu hiện chính ở hội chứng ống cổ tay thường đa dạng do dây thần kinh giữa là dây thần kinh hỗn hợp. Ngoài ra dây thần kinh giữa đi từ các rễ thần kinh cột sống cổ làm cho các triệu chứng bị hỗn độn nhau.

Việc biết rõ các biểu hiện của bệnh có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thăm khám, chuẩn đoán và điều trị bệnh. Hội chứng thường có các biểu hiện đặc trưng như:

– Rối loạn cảm giác. Bệnh nhân thường thấy tê bì tay, đau buốt như bị kim châm hay bỏng rát ở vùng da thuộc chi phối của dây thần kinh giữa: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út. Các biểu hiện thường tăng lên về đêm khiến người bệnh khó ngủ, mất ngủ. Hay như khi gấp, ngửa, tỳ cổ tay khi đi xe máy cũng làm cảm giác tê, đau tăng lên. Triệu chứng sẽ giảm đi khi được nghỉ ngơi hay xoa bóp.

– Rối loạn vận động. Thường biểu hiện này sẽ xuất hiện vào giai đoạn sau của bệnh khi đã trở nặng. Một số biểu hiện hay gặp như: cầm nắm đồ vật khó, các động tác đòi hỏi sự khéo léo giảm đi, hay làm rơi đồi vật.

4. Phương pháp điều trị bệnh ống cổ tay bạn cần biết

Hiện nay để điều trị hội chứng ống cổ tay cũng có nhiều phương pháp như: sử dụng thuốc Tây, các mẹo dân gian hay xoa bóp bấm huyệt,…

4.1. Chữa hội chứng ống cổ tay bằng thuốc Tây y

Thuốc Tây y chủ yếu có tác dụng giảm đau và giảm viêm quanh vùng dây thần kinh bị chèn ép. Các loại thuốc như: ibuprofen, naproxen có tác dụng chống viêm giảm đau. Sử dụng thuốc Tây y sẽ rất tốn kém về thời gian và kinh phí. Ngoài ra thuốc Tây không có tác dụng chữa trị tận gốc bệnh nên có thể làm tình trạng bệnh tái đi tái lại.

Ibuprofren trong chữa hội chứng ống cổ tay

Sử dụng thuốc Ibuprofen trong điều trị bệnh ống cổ tay

Đặc biệt là phụ nữ ngoài 50 tuổi, có thể đang tiềm ẩn nhiều bệnh lý khác, khi bị diễn ra cùng lúc với bệnh cổ tay. Khi này bác sĩ sẽ hạn chế áp dụng phương pháp sử dụng thuốc trong điều trị bệnh.

4.2. Tiêm Steroid

Corticosteroid hay cotisone là một tác nhân có khả năng chống viêm mạnh mẽ và tiêm trực tiếp được vào cổ tay. Dù loại thuốc này có khả năng giảm các cơn đau buốt và giảm cả mức độ bùng phát triệu chứng. Tuy nhiên nó lại chỉ mang lại tác dụng mang tính tạm thời.

4.3. Thuốc đông y chữa hội chứng ống cổ tay

Phương pháp chữa bệnh ống cổ tay bằng thuốc đông y là cách được khá nhiều người áp dụng do chi phí không quá cao và ít tác dụng phụ. Điểm đặc biệt của phương pháp đông y là khi sử dụng thảo dược sẽ giúp bồi bổ thêm cho cơ thể và không gây tác dụng làm lão hóa như các phương pháp khác.

Chữa hội chứng ống cổ tay bằng các bài thuốc đông Y

Phương pháp điều trị bằng thuốc đông y hiện nay được rất nhiều bệnh nhân quan tâm

Phương pháp kết hợp cả điều trị bằng thuốc bó và thuốc ngâm. Nó có tác dụng giảm đau và tăng lưu thông khí huyết và tuần hoàn nuôi dưỡng dây thần kinh ở cổ tay. Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

4.4. Một số phương pháp chữa trị khác

Việc kết hợp giữa Tây y cùng các phương pháp cải thiện hàng ngày sẽ đem lại hiệu quả cao cho điều trị.

– Nẹp cố định vùng cổ tay chủ yếu vào ban đêm, khi đó giúp cải thiện đáng kể cơn đau, tê ở đầu chi.

– Tránh các động tác bẻ, ngửa hay gập lòng cổ tay liên tục. Nên mang nẹp để lòng cổ tay được giữ thẳng.

– Nên cải thiện về lối sống sao cho khoa học và bổ sung chất sinh dưỡng hợp lý.

– Thường xuyên tập luyện bàn tay, ngón tay giúp chúng được cử động linh hoạt hơn.

Việc phát hiện sớm từ đó có những phương pháp điều trị kịp thời bệnh ống cổ tay là điều rất quan trọng. Mặc dù bệnh lý này không nguy hại trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều hệ lụy như: teo cơ, tàn phế,… Vì vậy mỗi chúng ta đều cần chủ động trong việc tìm hiểu về hội chứng này để phòng ngừa và có sự can thiệp kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital