90% trẻ em Việt Nam chưa từng được khám sàng lọc các bất thường cơ xương khớp bẩm sinh và không bẩm sinh. Điều này có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và tương lai của trẻ. Và trên thực tế, hiện tại chúng ta cũng chưa có nhiều cơ sở y tế chuyên về cơ xương khớp cho trẻ. Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi: khám cơ xương khớp cho trẻ ở đâu là tốt nhất?
Menu xem nhanh:
1. Các dị tật bất thường về cơ xương khớp thường gặp ở trẻ em
Theo thống kê, khoảng 50% trẻ em gặp các vấn đề cơ xương khớp ở nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Trong đó, trẻ trong độ tuổi 10 – 12 tuổi chiếm tới 60%. Các vấn đề về cơ xương khớp của trẻ có thể do bẩm sinh, ví dụ như: bàn chân bẹt, bàn chân khoèo, bàn chân xoay trong – ngoài, chân chữ X, chân vòng kiềng, loạn sản khớp háng,…
Có thể kể đến các dị tật, bất thường về hệ cơ xương khớp bẩm sinh thường gặp ở trẻ bao gồm: bàn chân bẹt, bàn chân khoèo, bàn chân xoay trong, bàn chân xoay ngoài, chân vòng kiềng, chân chữ X, trật khớp háng, loạn sản khớp háng, vẹo cổ…
Cùng với đó, các vấn đề cơ xương khớp có thể xuất hiện trong quá trình phát triển do chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, thiếu canxi, vitamin D và các vi chất khác để xây dựng hệ cơ xương vững chắc. Điều này có thể dẫn tới tình trạng còi xương.
Trẻ thừa cân – béo phì sẽ làm tăng áp lực lên hệ thống cơ xương, có thể gây ra các triệu chứng đau khớp háng hay gối, đau thắt lưng. Đôi khi, hệ xương của trẻ phát triển quá nhanh, không cân bằng với tốc độ phát triển của hệ cơ khiến hệ cơ cũng có thể gây ra tình trạng đau cẳng tay, cẳng chân, đau mỏi cơ.
Đối với trẻ quá hiếu động hay chạy nhảy, tập thể thao quá mức, các chấn thương về hệ cơ xương khớp cũng dễ xảy ra hơn. Ngoài ra, nếu ngồi sai tư thế trong thời gian dài khi học hoặc khi sử dụng điện thoại sẽ dễ khiến trẻ bị cong vẹo cột sống.
Khi cơ thể đang ở độ tuổi phát triển, những bất thường về xương khớp sẽ ảnh hưởng lớn tới đời sống của trẻ và tương lai sau này. Do đó, việc khám cơ xương khớp cho trẻ đóng vai trò rất quan trọng, giúp bé khắc phục các dị tật bẩm sinh và không bẩm sinh, hỗ trợ trẻ phát triển thể chất bình thường.
2. Nên chọn khám cơ xương khớp cho trẻ ở đâu?
Trường hợp trẻ gặp dị tật hoặc bệnh lý, chất thương về xương khớp do 2 nguyên nhân là yếu tố bẩm sinh và không bẩm sinh. Theo đó, việc lựa chọn địa chỉ thăm khám cho trẻ sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra các bất thường ở trẻ.
2.1. Nên khám cơ xương khớp cho trẻ ở đâu nếu bị dị tật bẩm sinh?
Trẻ có các dị tật bẩm sinh thường được phát hiện trong những năm đầu đời. Việc chẩn đoán và điều trị cho bé lúc này khá phức tạp vì cơ thể bé chưa phát triển hoàn toàn và hệ thống miễn dịch còn yếu.
Thông thường, bé sẽ được chuyển tới khoa Nhi để tiến hành thăm khám sơ bộ. Trong trường hợp cần hội chẩn nhiều chuyên khoa, bé sẽ được chuyển tới các chuyên khoa khác để tiến hành chẩn đoán. Do đó, trong trường hợp phát hiện bé có các dị tật bẩm sinh về cơ xương khớp, bạn nên đưa bé tới các cơ sở y tế đa khoa để được khám và có phác đồ điều trị phù hợp.
Ngoài ra, các bệnh viện có áp dụng chính sách bảo hiểm y tế cũng là một lựa chọn nên được ưu tiên. Bởi trẻ em dưới 6 tuổi sẽ được hưởng rất nhiều quyền lợi khi có thẻ bảo hiểm y tế. Mức hưởng chi trả bảo hiểm y tế sẽ tùy theo từng trường hợp của người bệnh và tuyến điều trị của bệnh viện, nhưng nhìn chung sẽ giúp các bậc phụ huynh tiết kiệm được một khoản không nhỏ.
2.2. Trường hợp mắc bệnh lý không bẩm sinh, nên khám cơ xương khớp cho trẻ ở đâu?
Các trường hợp trẻ gặp chấn thương hoặc gặp vấn đề về xương do chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt,… thì việc lựa chọn địa điểm khám sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bất thường. Do đó, bạn có thể lựa chọn thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa Nhi, khoa Dinh dưỡng, khoa Cơ xương khớp hoặc khoa Ngoại.
Cũng với lý do như trên, bạn vẫn nên lựa chọn khám tại cơ sở y tế đa khoa để nhận được sự phối hợp cần thiết giữa các chuyên khoa trong trường hợp bắt buộc. Đặc biệt là khi bé gặp chấn thương có thể gây ảnh hưởng tới nhiều cơ quan chức năng khác trong cơ thể.
3. Lưu ý khi đưa trẻ đi khám cơ xương khớp
Hầu hết các bất thường, dị tật hay bệnh lý cơ xương khớp ở trẻ đều có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được, phát hiện sớm và có hướng xử trí hợp lý. Vì vậy, cha mẹ nên quan tâm tới việc khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là khám cơ xương khớp để phát hiện sớm các bất thường ở trẻ.
Khi đưa trẻ tới khám, cần có người nhà đi cùng để có thể giải thích, giúp bé chuẩn bị tâm lý và hợp tác hơn trong quá trình thăm khám. Đồng thời, cha mẹ cũng nên ghi chép kỹ những lưu ý về chế độ dinh dưỡng, điều chỉnh tư thế ngồi hoặc các bài tập để hỗ trợ trị liệu cho trẻ.
Sức khỏe hệ xương khớp có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng không theo chỉ định của bác sĩ có thể tác động xấu tới hệ xương của trẻ. Do đó, hãy là những bậc phụ huynh thông thái và lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.