Theo thống kê tại Việt Nam có khoảng 500.000 người mắc bệnh động kinh. Con số này ở thế giới là khoảng 0,5% dân số (theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)). Hiện nay vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu đúng về bệnh động kinh như nghĩ đây là bệnh tâm thần hay bệnh di truyền. Vì vậy, ảnh hưởng rất nhiều tới người bệnh, khiến họ tự ti không đi điều trị hay người nhà của bệnh nhân giấu bệnh vì sợ xấu hổ, dị mị.
Hiện nay, người mắc bệnh động kinh nếu được điều trị sớm có thể dùng thuốc hoặc phẫu thuật có tới 80-90% bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn không có các cơn co giật.
Đa phần bệnh nhân động kinh chỉ cần dùng thuốc, điều trị nội khoa tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ là khỏi bệnh, chỉ có 10-20% bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật.
Thực tế, đáng lo ngại là có tới 80-90% các trường hợp động kinh sống ở các nước đang phát triển trong đó có Việt nam không nhận được sự điều trị phù hợp.
Người bệnh nếu không được chẩn đoán, điều trị sớm và đúng, hoặc điều trị không đầy đủ, bỏ điều trị bệnh nặng thêm và khó hòa nhập cộng đồng do bị những người xung quanh kỳ thị. Động kinh là một trong số các bệnh thần kinh mạn tính phổ biến, không lây nhiễm. Nên cho người bệnh đến chuyên khoa nội thần kinh của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có hướng tư vấn điều trị phù hợp.
Khi trẻ động kinh lên cơn co giật, tốt nhất để người bệnh nằm ở tư thế an toàn và thoải mái nhất, ví dụ nằm trên sàn nhà bằng phẳng; nếu trẻ lắc đầu nhiều quá thì đầu kê trên gối mềm hoặc vật dụng mềm, không để đầu đập vào sàn nhà, nguy cơ chấn thương tuyệt đối không nên nhét thìa, đũa… vào mồm bé. Sau đó nên cho con đến cơ sở y tế để được thăm khám.