Trang chủ » Hỏi đáp chuyên gia » Vô sinh - Hiếm muộn » Phụ nữ nên khám vào thời gian nào để biết có rụng trứng hay không?

Đàm Thị La Vô sinh - Hiếm muộn Đã hỏi: Ngày 10/03/2021

Phụ nữ nên khám vào thời gian nào để biết có rụng trứng hay không?

Chào bác sĩ, nhờ bác sĩ giải đáp thắc mắc giúp em: Vợ chồng em cưới được 8 tháng, không dùng biện pháp tránh thai nào nhưng hiện nay chưa có con. Bác sĩ cho em hỏi em nên khám vào thời gian chu kì kinh ngày thứ 2 hay sau khi hết sạch chu kì kinh để biết có trứng rụng hay không ạ? Em xin chân thành cảm ơn.

0 bình luận 3.685 lượt xem
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - Thu Cuc Hospital
Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Thân – Bác sĩ Sản khoa Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Đã trả lời: Ngày 10/03/2021
Vô sinh - Hiếm muộn

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Hệ thống Y tế Thu Cúc. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Hiếm muộn được định nghĩa là tình trạng một cặp vợ chồng không thể có thai hoặc không có con sau ít nhất một năm giao hợp bình thường, không ngừa thai. Người càng lớn tuổi, đặc biệt sau 35 tuổi, khả năng có thai sẽ giảm. Với những cặp vợ chồng trên 35 tuổi, thời gian chẩn đoán hiếm muộn xuống 6 tháng.

Đối với người vợ, có 2 thời điểm cần thăm khám là lúc sạch kinh (xét nghiệm phụ khoa, chụp x-quang tử cung – vòi trứng,…) và ngày 2 kỳ kinh (xét nghiệm nội tiết, siêu âm đếm nang thứ cấp,…).

Bất kỳ ngày nào của vòng kinh: xét nghiệm PRL (Prolactin), Testosterone, E2 (Estradiol) tùy theo mục đích làm xét nghiệm.
Tất cả những phụ nữ không có kinh hay chu kỳ kinh kéo dài trên 2 tháng hoặc hơn có thể được làm xét nghiệm nội tiết ngay không cần phải điều kinh.

Tất cả các xét nghiệm nội tiết được thực hiện ngày thứ 2 của chu kỳ kinh phản ánh tình trạng kích thích tố cơ bản của cơ thể. Vì trong một chu kỳ kinh nguyệt kích thích tố sẽ thay đổi theo sự phát triển của nang noãn. Trong những ngày đầu của chu kỳ kinh nang noãn mới được huy động chưa tiết ra kích thích tố nhiều nên lúc này lượng kích thích tố của cơ thể còn trong mức cơ bản của từng người. Chính lượng kích thích tố này mới phản ánh được sự hoạt động cũng như khả năng dự trữ của buồng trứng. Do đó mà xét nghiệm kích thích tố (FSH, LH, E2) nên thực hiện vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 của kỳ kinh.

Đối với những phụ nữ không có kinh hay chu kỳ kinh kéo dài dù cho xét nghiệm nội tiết ngay hay cho điều kinh rồi xét nghiệm thì kết quả vẫn không khác biệt. Vì đối với những phụ nữ này lượng nội tiết trong người họ không thay đổi theo chu kỳ do không có nang noãn phát triển nên kết quả của hai trường hợp này tương đương nhau.

Đối với xét nghiệm PRL (Prolactin), ta có thể thực hiện bất kể ngày nào của chu kỳ vì PRL là một kích thích tố không chịu chi phối của sự phát triển nang noãn mà phụ thuộc vào các yếu tố tâm lý, stress v.v… Nhưng PRL cao sẽ làm nang noãn không phát triển dẫn đến tắt kinh, hiếm muộn.

Đối với người chồng thì hầu hết tất cả người chồng đến khám hiếm muộn đều phải được thử tinh dịch đồ. Đây là xét nghiệm cơ bản và cần thiết để chấn đoán và điều trị cho dù nguyên nhân hiếm muộn là do chồng hay vợ.

Bạn cùng chồng nên đến các cơ sở uy tín để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể nhất!

Xin cảm ơn.

Trả lời
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả
Câu hỏi liên quan
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital