Chào bạn,
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Hệ thống Y tế Thu Cúc.
Đúng như bạn đã biết, tổ chức khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động là nghĩa vụ bắt buộc đối với doanh nghiệp. Cụ thể, Bộ Luật lao động năm 2012, Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm. Bên cạnh đó, luật cũng quy định người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại, có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp hoặc làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được khám bệnh nghề nghiệp tùy theo nguy cơ mắc bệnh. Để tra cứu danh mục các nghề nghiệp nguy hiểm, độc hại, nặng nhọc, bạn có thể tham khảo Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Như vậy, có thể nói khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp là hai khái niệm khác nhau nhưng hoàn toàn có thể cùng thực hiện khám đồng thời cùng nhau. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp thường tích hợp danh mục khám bệnh nghề nghiệp khi khám sức khỏe định kỳ để tiết kiệm thời gian và chi phí.
Nội dung khám sức khỏe cơ bản khi khám định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp khá tương tự nhau, gồm: khám thể lực chung, khám chuyên khóa tai mũi họng, răng hàm mặt, da liễu… Điểm khác biệt giữa 2 hoạt động khám sức khỏe này là khám định kỳ chỉ yêu cầu chụp X-quang hoặc siêu âm ổ bụng, trong khi đó nội dung khám cận lâm sàng trong khám bệnh nghề nghiệp thường nhiều danh mục hơn và được quy định cụ thể theo Thông tư 28/2016/TT-BYT. Vì thế, khi khám sức khỏe định kỳ, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm một số danh mục khám chuyên khoa theo quy định là có thể đáp ứng được yêu cầu khám bệnh nghề nghiệp.
Hy vọng câu trả lời này đã giải đáp được thắc mắc của bạn.