Nguyên nhân đau dây thần kinh tọa rất đa dạng. Hiểu rõ nguyên nhân gây đau sẽ giúp người bệnh có phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả nhất. Theo dõi bài viết sau để hiểu hơn về căn bệnh này.
Menu xem nhanh:
1. Hiểu đúng về bệnh đau dây thần kinh tọa
Đau dây thần kinh tọa còn có tên tiếng Anh là sciatica pain. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa – đau từ cột sống thắt lưng lan tới đùi, cẳng chân, mắt cá và các ngón chân. Bệnh có thể gây yếu cơ chân, bàn chân, dẫn đến cảm giác tê ngứa râm ran như bị kim châm.
Hầu hết các trường hợp đau thần kinh tọa một bên, phổ biến ở độ tuổi lao động (30-50 tuổi). Trước kia tỷ lệ bệnh nhân nam cao hơn nữ nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ nữ đang cao hơn nam.
2. Các nguyên nhân đau dây thần kinh tọa phổ biến là gì?
Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa phần lớn là do thoát vị đĩa đệm cột sống. Ngoài ra, tình trạng thoái hóa cột sống, chấn thương cột sống, trượt đốt sống cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh.
2.1. Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân đau dây thần kinh tọa
Đây là nguyên nhân chiếm tới 90% trường hợp đau thần kinh tọa. Khi bị thoát vị đĩa đệm, nhân nhầy trong bao xơ đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh. Biểu hiện là những cơn đau thần kinh tọa dữ dội và lan xuống các bộ phận khác.
Người làm công việc phải mang vác nặng, tác động mạnh đến cột sống rất dễ thoát vị đĩa đệm từ đó tăng nguy cơ đau thần kinh tọa.
2.2. Thoái hóa cột sống là nguyên nhân đau dây thần kinh tọa
Đĩa đệm thoái hóa có thể gây chèn ép dây thần kinh tọa, biểu hiện thành các cơn đau nhức. Người già sẽ bị thoái hóa cột sống theo quy luật lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên nếu người trẻ làm việc không đúng tư thế, thường xuyên ngồi lâu một chỗ cũng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng đó.
2.3. Trượt đốt sống
Nếu một đốt sống trượt ra trước hoặc sau so với đốt sống dưới sẽ làm chèn ép rễ thần kinh tọa. Tình trạng này gây ra những cơn đau thần kinh tọa lan từ thắt lưng xuống một hoặc hai chân.
2.4. Chấn thương cột sống
Các chấn thương có thể gây tổn thương cột sống ở nhiều cấp độ khác nhau. Có trường hợp chèn ép rễ thần kinh và gây đau thần kinh tọa.
3. Tìm hiểu triệu chứng pcủa đau dây thần kinh tọa
Cơn đau thần kinh tọa thường bị nhầm lẫn với đau lưng thông thường. Tuy nhiên đặc trưng của cơn đau thần kinh tọa thường là:
– Đau nhói vùng lưng phía dưới
– Cơn đau ở chân nghiêm trọng hơn khi ngồi xuống.
– Đau hông
– Nóng rát, ngứa ở chân
– Yếu, tê, khó di chuyển chân hoặc bàn chân.
– Cơn đau khiến cơ thể khó đứng dậy hay ngồi thẳng.
– Cơn đầu tồi tệ hơn khi ngồi xuống, đứng liên tục trong thời gian dài, thực hiện động tác vặn phần thân trên hoặc chuyển động đột ngột như ho, hắt hơi.
– Đau ở một hoặc cả hai chân.
4. Cảnh báo biến chứng nguy hiểm do đau thần kinh tọa gây ra
Đây là căn bệnh xương khớp nguy hiểm, tác động trực tiếp đến chức năng vận động và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu như không kịp thời điều trị, bệnh tiến triển nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:
4.1. Cơn đau mạn tính
Vì dây thần kinh bị chèn ép trong thời gian dài, bệnh lý biến chuyển xấu và mang tính chất mạn tính. Điều này khiến bệnh nhân lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài nên dẫn đến một số tác dụng phụ với sức khỏe đồng thời làm ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày, …
4.2. Trầm cảm
Do cơn đau kéo dài, diễn ra liên tục khiến bệnh nhân lo lắng, căng thẳng, cáu gắt, khó chịu. Bên cạnh đó, người bệnh còn bị hạn chế vận động và gặp khó khăn trong sinh hoạt khiến họ rơi vào trạng thái tự ti, mặc cảm.
4.3. Suy giảm vận động của chân
Bệnh nhân có khả năng hạn chế vận động một phần, điều này khiến các hoạt động đi lại vô cùng khó khăn. Một số trường hợp chủ quan không điều trị sớm có thể bị tàn phế suốt đời.
4.4. Rối loạn thần kinh thực vật
Khi cơn đau tăng mạnh, người bệnh có thể đối mặt với một số vấn đề như:
– Đại tiểu tiện không tự chủ
– Tăng tiết mồ hôi
4.5. Biến dạng cột sống
Tình trạng đau nhức kéo dài làm tăng sức ép lên các dây thần kinh cột sống, tăng khả năng thoát vị đĩa đệm, do đó có thể khiến cột sống biến dạng.
4.6. Yếu liệt vận động
Mặc dù đa phần bệnh nhân bị đau một bên cơ thể nhưng tình trạng đau kéo dài không được khắc phục có thể để lại di chứng yếu vận động.
5. Các biện pháp ngăn ngừa đau dây thần kinh tọa
Những việc nên làm để ngăn ngừa căn bệnh này là:
5.1. Duy trì cân nặng hợp lý
Tình trạng thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên cột sống và các xương khớp. Vì thế cần ăn uống khoa học, tập luyện để giữ cân nặng ở mức lý tưởng.
5.2. Chế độ ăn uống khoa học, tốt cho xương khớp
Để ngăn ngừa đau dây thần kinh tọa, cần ăn uống phù hợp. Nên tránh các món nhiều đạm, muối và chất béo. Đồng thời nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh. Bên cạnh đó nên chú ý ăn nhiều các nhóm chất tốt cho xương khớp.
5.3. Điều chỉnh tư thế ngồi hợp lý
Tư thế ngồi không hợp lý có nguy cơ cao gây ra các bệnh xương khớp. Khi làm việc, học tập cần giữ tư thế ngồi thẳng sống lưng, có thể mang đai lưng hỗ trợ.
5.4. Chế độ, tư thế làm việc phù hợp
Cần hạn chế các công việc mang vác, bưng bê vật nặng. Nếu đặc thù công việc phải ngồi nhiều, bạn cần đứng lên đi lại thường xuyên. Với những người làm việc bốc vác hay thường xuyên phải cúi người, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tập luyện đúng cách. Bên cạnh đó cần thăm khám thường xuyên để phát hiện chấn thương.
5.5. Duy trì vận động mỗi ngày
Vận động đều đặn là chìa khóa để ngăn ngừa bệnh tật và nâng cao sức khỏe. Bạn có thể đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập yoga, … để duy trì sự dẻo dai của cơ lưng và hạn chế các cơn đau nhức.
5.6. Xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh, tốt cho sức khỏe
Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và loại bỏ chất kích thích là cách để phòng tránh bệnh đau thần kinh tọa. Bên cạnh đó, cần ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Cần cân đối công việc để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng.