Trật khớp cổ là hiện tượng thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Chỉ cần xoay cổ đột ngột, ngủ không đúng tư thế, hắt xì quá mạnh,… là bạn đã có nguy cơ rơi vào trường hợp bị trật khớp cổ. Các bước sơ cứu khi bị trật khớp cổ chuẩn nhất được bác sĩ tư vấn.
- Cách chăm sóc vết thương sau khi điều trị trật khớp được bác sĩ khuyên
- 【BẬT MÍ】Bị Trật Khớp NÊN ĂN gì giúp bệnh NHANH HỒI PHỤC
Menu xem nhanh:
1. Các bước sơ cứu khi bị trật khớp cổ
Chỉ cần xoay cổ đột ngột, ngủ không đúng tư thế, hắt xì quá mạnh,… là bạn đã có nguy cơ rơi vào trường hợp bị trật khớp cổ.
Bước 1 – Hạn chế cử động
Bạn phải giữ yên phần cổ và không được cố xoay đầu theo hướng ngược lại để đưa khớp cổ trở về vị trí ban đầu. Nếu không, bạn sẽ tạo ra lực tác động dẫn đến tổn thương khớp, cơ, dây chằng, dây thần kinh hoặc các mạch máu chung quanh vùng trật khớp.
Bước 2 – Cố định lại khớp cổ bị trật
Bạn có thể dùng một miếng vải, dây chun, nẹp để cố định vùng cổ bị đau. Tùy vào vị trí trật khớp mà bạn tìm nơi cố định hợp lý nhằm nâng đỡ cho phần khớp bị trật (Lưu ý: Bạn chỉ nhờ sự giúp đỡ của người có kinh nghiệm trị bị trật cổ).
Bước 3 – Chườm lạnh
Không chườm nóng hoặc đắp muối, bạn hãy dùng bọc đá lạnh để chườm trực tiếp lên vùng da đang sưng đau. Việc làm này có thể giúp bạn giảm thiểu cơn đau và triệu chứng phù nề.
Bước 4 – Đi đến bệnh viện
Bất kể cấp độ trật khớp ra sao, bạn cũng nên đi đến cơ sở y tế cần nhất để kiểm tra kỹ lưỡng nhằm tránh các biến chứng về sau.
2. Cách phòng ngừa tình trạng trật khớp cổ
+ Chỉ tham gia vào những môn thể thao nhẹ nhàng và phù hợp với sức khỏe của mình, chẳng hạn như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội, đánh quần vợt …
+ Không chọn các công việc lao động quá nặng nhọc khi không cần thiết, tránh chơi thể thao quá sức.
+ Khi chơi các môn thể thao đòi hỏi hoạt động mạnh hoặc có tính đối kháng cao bạn nên mang đồ bảo hộ để bảo vệ cho các vùng xương khớp yếu ớt trên cơ thể.
+ Luôn để tâm nhắc nhở trẻ nhỏ trong lúc chạy nhảy và chơi đùa để tránh các tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.