Biểu hiện bệnh mạch vành thường khó nhận biết. Người bệnh cần theo dõi sức khỏe thường xuyên và đi khám định kỳ để phát hiện bệnh kịp thời.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh động mạch vành là gì?
Động mạch vành là hệ thống động mạch chạy ở bề mặt của tim, nằm giữa cơ tim và ngoại tâm mạc. Hệ thống mạch này có vai trò quan trọng với hoạt động của trái tim và cơ thể. Tuy nhiên, động mạch vành tim là cơ quan dễ chịu tổn thương và có nguy cơ hình thành nên các bệnh lý nguy hiểm.
Biểu hiện bệnh mạch vành là tình trạng các mạch máu chính có nhiệm vụ cung cấp máu cho tim bị tắc nghẽn do sự tích tụ các mảng xơ vữa. Tình trạng này khiến máu và oxy lưu thông đến tim kém.
2. Cấu tạo động mạch vành tim
Động mạch vành gồm 2 động mạch chính, bao gồm động mạch vành trái và động mạch vành phải. Hai nhánh mạch vành này cùng xuất phát ở gốc động mạch chủ và di chuyển qua các xoang Valsalva.
Động mạch vành trái chạy giữa tâm nhĩ trái và động mạch phổi một đoạn 1-3cm, sau đó chia ra thành 2 nhánh là động mạch mũ và liên thất trước.
Trong một số trường hợp, động mạch vành trái có thể chia thành 3 nhánh. Còn động mạch vành phải nguyên ủy từ xoang Valsalva chạy ở rãnh tâm nhĩ thất phải.
Như vậy, hệ thống động mạch vành có 3 nhánh lớn là: động mạch liên thất trước, động mạch mũ, động mạch vành phải. Từ các nhánh lớn này sẽ phân chia thành nhiều nhánh nhỏ.
3. Chức năng động mạch vành
Các loại động mạch vành đều có chức năng cụ thể khác nhau. Dù vậy, chức năng chính của động mạch vành là cung cấp máu giàu oxy đến cơ tim, giúp tim hoạt động bình thường. Từ đây, tim có nhiệm vụ đưa máu đến khắp các bộ phận của cơ thể.
4. Biểu hiện bệnh mạch vành
4.1. Biểu hiện bệnh mạch vành: Đau thắt ngực
Biểu hiện bệnh mạch vành rõ ràng mà người bệnh có thể nhận biết được là những cơn đau thắt ngực. Các cơn đau dữ dội, tập trung ở phần ngực trái. Người bệnh sẽ có cảm giác bị bóp chặt ở ngực và đau lan rộng ra cổ, vai, lưng và cánh tay.
Những cơn đau thắt ngực thường diễn ra trong khoảng vài phút sau đó biến mất. Tuy nhiên, có trường hợp, bệnh nhân đau kéo dài, cường độ đau ngày càng tăng cao.
Biểu hiện này có thể là biến chứng nhồi máu cơ tim nguy hiểm. Khi thấy các cơn đau dữ dội hơn, người bệnh cần đi khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán bệnh.
Biểu hiện đau thắt ngực có 2 dạng:
– Dạng ổn định: Đau khi bệnh nhân vận động quá sức, thời tiết trở lạnh, cú sốc tinh thần…
– Dạng không ổn định: Cơn đau xuất hiện đột ngột gây nguy cơ nhồi máu cơ tim dẫn đến tử vong.
4.2. Mệt mỏi, chóng mặt
Mệt mỏi, chóng mặt không đơn thuần là triệu chứng khi bạn bị cảm cúm hoặc thiếu dinh dưỡng. Đây còn là biểu hiện ngầm của bệnh mạch vành mà nhiều bệnh nhân gặp phải.
Khi mạch vành bị tắc nghẽn, máu và oxy lên não kém, khiến người bệnh choáng váng, cơ thể mệt mỏi. Khi người bệnh lao động quá sức, biểu hiện này càng rõ ràng hơn.
4.3. Rối loạn nhịp tim
Một triệu chứng bệnh mạch vành nguy hiểm khác đó là rối loạn nhịp tim. Đây là tình trạng tim đập mạnh, nhanh quá mức gây ra cảm giác hồi hộp, lo lắng ở người bệnh.
Rối loạn nhịp tim cũng là dấu hiệu cho thấy bệnh mạch vành khả năng cao sẽ tiến triển thành chứng rung thất hay nhịp nhanh thất. Đây là 2 chứng rối loạn nhịp tim vô cùng nguy hiểm. Người bệnh có thể ngừng thở chỉ sau vài phút xảy ra bệnh.
4.4. Biểu hiện bệnh mạch vành: Khó thở
Khi các mảng xơ vữa tích tụ sẽ làm cho máu và oxy khó lưu thông đến tim. Điều này gây nên tình trạng thiếu máu lên não. Sức khỏe người bệnh suy giảm dần, do tim không được nuôi dưỡng đầy đủ.
Lượng máu không được di chuyển lên tim sẽ ứ đọng ở các cơ quan khác. Tại phổi, máu tích tụ làm hạn chế chức năng hô hấp, khiến người bệnh khó thở. Đồng thời, người bệnh sẽ cảm thấy tay chân rã rời, mệt mỏi, thiếu sức sống.
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng khó thở thường xuyên, bạn hãy lưu ý theo dõi sức khỏe, bởi đó có thể là dấu hiệu của bệnh mạch vành, thậm chí là là suy tim.
4.5. Khó chịu nửa thân trên
Đối với nữ giới hoặc bệnh nhân đái tháo đường, nếu mắc bệnh mạch vành, người bệnh sẽ có nhiều biểu hiện khác. Người bệnh sẽ cảm thấy tê, ngứa, nặng ngực, khó chịu ở ngực và lan ra khu vực hàm, vai, cánh tay.
Các biểu hiện này thường đi kèm với cơn đau thắt ngực hoặc trạng thái mệt mỏi, choáng váng.
4.6. Biểu hiện bệnh mạch vành: Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp các vấn đề về tim mạch. Người bệnh thường xuyên có cảm giác đầy bụng, buồn nôn, ợ nóng… sau khi ăn no. Khi người bệnh hấp thụ các chất như đạm, chất béo… các triệu chứng này càng trở nên nặng hơn.
5. Phòng ngừa bệnh động mạch vành
Để phòng ngừa bệnh mạch vành cũng như hạn chế tối đa các biến chứng do bệnh mạch vành gây ra, bạn cần:
– Ăn nhiều rau củ, hoa quả và các thực phẩm chứa nhiều chất xơ
– Giảm cân
– Dành thời gian đi bộ, tập luyện thể dục thể thao. (Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương án luyện tập phù hợp. Không tập quá sức dễ ảnh hưởng đến sức khỏe)
– Đi khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ để điều trị kịp thời những bệnh lý liên quan tới bệnh mạch vành như tăng huyết áp, thừa cân, béo phì, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu…
– Ngừng hút thuốc lá, tránh nơi có khói thuốc
– Hạn chế sử dụng bia rượu
– Không dùng các loại thức ăn nhanh, đồ dầu mỡ, nhiều muối, đường
– Điều chỉnh thói quen, tạo lối sống tích cực, vui vẻ
– Tránh làm việc quá sức, căng thẳng lo âu kéo dài…
Bệnh động mạch vành gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có nguy cơ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần chú trọng theo dõi sức khỏe, thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh mạch vành. Từ đó, các bác sĩ sẽ giúp người bệnh hạn chế các rủi ro và đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.