Tắc ruột là tình trạng các chất hơi, chất lỏng, chất đặc chứa trong lòng ruột bị tắc nghẽn, không thể di chuyển xuống dưới để tiếp tục quá trình tiêu hóa. Đây là bệnh lý ngoại khoa cấp cứu cần được điều trị kịp thời nếu không sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hoại tử ruột, viêm phúc mạc, khiến người bệnh có nguy cơ cao bị tử vong. Vậy khi bị tắc ruột phải làm sao để có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm trên? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này.
Tắc ruột là bệnh lý có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây tắc ruột được chia làm 2 nhóm chính đó là: nguyên nhân tắc ruột cơ học (chiếm trên 95% tổng số ca nhập viện do tắc ruột) và nguyên nhân tắc ruột cơ năng.
Menu xem nhanh:
Triệu chứng thường gặp khi bị tắc ruột
Khi bị tắc ruột người bệnh sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng và tất cả triệu chứng ở các bệnh nhân khác nhau cũng không giống hệt nhau, sẽ có những biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây tắc ruột là gì. Tuy nhiên vẫn có một số triệu chứng chung ở bệnh nhân bị tắc ruột, đó là:
- Đau quặn bụng, mỗi cơn đau kéo dài khoảng 30 giây và thường cách nhau vài phút, càng về sau thời gian giữa các cơn đau càng rút ngắn lại
- Bệnh nhân nôn ói nhiều dẫn đến mất nước nên mặt mày phờ phạc, mệt mỏi
- Không thể xì hơi hoặc đi đại tiện
- Chướng bụng
- Sốt cao trên 38 độ do bị mất nước và bị nhiễm trùng dịch ứ đọng ở đoạn ruột bị tắc
Bị tắc ruột phải làm sao?
Chúng ta đều biết tắc ruột là bệnh nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng nên khi phát hiện thấy những triệu chứng của bệnh, việc đầu tiên cần làm đó là đưa người bệnh đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa tiêu hóa gần nhất để được các bác sĩ khám và chẩn đoán, điều trị bệnh kịp thời.
Sau khi được các bác sĩ chẩn đoán là mắc chứng tắc ruột, người bệnh được lấy máu để thực hiện các xét nghiệm về sinh hoá và huyết học. Trường hợp bệnh nhân trên 40 tuổi, mắc các bệnh tim mạch hoặc hô hấp được chỉ định chụp phim phổi thẳng và đo ECG.
Tùy từng trường hợp tắc ruột, các bác sĩ sẽ đưa ra cách xử trí phù hợp nhất. Hầu hết tất cả các bệnh nhân tắc ruột hoàn toàn sau khi có kết quả xét nghiệm sẽ được chỉ định phẫu thuật cấp cứu ngoại khoa kết hợp với điều trị nội khoa, để thông ruột, ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm đau.
Trường hợp mô ruột tại vị trí tắc đã bị hoại tử, các bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ mô ruột đó.
Khuyến cáo khi bị tắc ruột
Người bệnh tuyệt đối không được chữa trị tắc ruột ở nhà bằng các loại thuốc tây, thuốc đông y hay các bài thuốc dân gian khi chưa được bác sĩ chỉ định, vì thực tế đã có rất nhiều trường hợp gặp biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong do tự ý chữa tắc ruột tại nhà.
Để phát hiện bệnh tắc ruột sớm, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần và chú ý theo dõi những biểu hiện khác thường nghi ngờ bị bệnh để đi kiểm tra, kịp thời phát hiện và điều trị bệnh ngay khi xuất hiện những triệu chứng ban đầu.
Trên đây là những thông tin tham khảo về cách xử lý khi bị tắc ruột. Nếu cần thêm thông tin về bệnh tắc ruột hoặc cần thăm khám các bệnh về tiêu hóa, các bạn có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc tại địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội hoặc liên hệ theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc hotline1900 558892 để được tư vấn chi tiết.