Bị nứt kẽ hậu môn ăn gì và kiêng gì là vấn đề quan trọng cần tìm hiểu khi điều trị căn bệnh này. Chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng bệnh, có thể giúp chống lại bệnh nếu sử dụng thực phẩm phù hợp. Vậy đâu là các món nên ăn và nên kiêng khi bị nứt kẽ hậu môn?
Menu xem nhanh:
Bị nứt kẽ hậu môn ăn gì và kiêng gì cho đúng?
Các món nên ăn khi bị nứt kẽ hậu môn:
-Thực phẩm giàu chất xơ: Nguồn chất xơ dồi dào và tốt lành có rất nhiều trong rau củ quả tươi. Chẳng hạn như rau cải, cà rốt, mồng tơi, bơ, lê, chuối, cam, bí đỏ, rau chân vịt, các loại đậu… Chất xơ trong rau quả giúp hỗ trợ tiêu hóa tích cực. Nhờ vậy, các chất cặn bã trong cơ thể dễ dàng bị phân hủy và thải loại ra ngoài cơ thể dễ dàng hơn. Chất xơ cũng giúp người bị nứt kẽ hậu môn tránh được các vấn đề dễ gây ra bệnh này như táo bón hay đại tiện phân lỏng.
-Thực phẩm có nhiều chất sắt: Chất sắt vô cùng quan trọng và cần được bổ sung vào cơ thể người bị nứt kẽ hậu môn vốn dễ bị mất máu cấp khi đi đại tiện. Chất sắt có nhiều trong tự nhiên, với một số loại rau xanh và hạt như rau muống, rau dền, hạt vừng, hạt óc chó, hạnh nhân…
-Uống nhiều nước quả và nước lọc: Cơ thể người bệnh khi bị nứt kẽ hậu môn rất cần được bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết. Người bệnh nên uống nhiều nước lọc cũng như các loại nước hoa quả tươi như nước cam, bơ, mơ, nha đam, nước ép rau diếp cá, nước dừa, giấm táo, nước ép mận…. Các loại nước ép từ rau quả tươi luôn là nguồn cung cấp vitamin lớn cho cơ thể. Từ đó, người bệnh được tăng sức đề kháng chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Đồng thời, người bệnh có thể ăn ngon miệng hơn nhờ vị giác được kích thích.
-Thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa tốt: Có nhiều loại thực phẩm nguồn gốc từ sữa (đặc biệt là sữa chua), và các loại củ quả như khoai tây, bí đỏ, khoai lang, cà chua, đu đủ chín….có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá hiệu quả.
Các món nên kiêng khi bị nứt kẽ hậu môn:
-Thực phẩm có tính cay nóng:
-Đồ ăn dạng cứng, dai khó tiêu: Những món ăn dạng này sẽ gây khó tiêu, phân cứng, gây hại đến đường tiêu hóa và dễ sinh ra táo bón. Trong khi đó, táo bón lại là một nguyên nhân chủ yếu gây nứt kẽ hậu môn.
-Các đồ ăn, đồ uống có chứa thành phần chất kích thích là những thứ người bị nứt kẽ hậu môn không nên ăn, uống. Đó là các loại đồ uống như cà phê, trà đặc, rượu bia. Hoặc các món có gia vị cay nóng như gừng, tỏi, ớt, mù tạt, hạt tiêu.
Chế độ sinh hoạt khoa học hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn
Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh cần có các chú ý trong sinh hoạt như sau:
-Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi khỏi bệnh.
-Tránh vận động mạnh, đặc biệt tránh tác động ở vùng hậu môn, bởi các vết nứt ở đây có thể bị loét, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây tái viêm hoặc viêm nặng hơn.
-Dùng giấy vệ sinh mềm mại để lau vùng hậu môn, tránh xây xước, tổn thương sau khi đi vệ sinh. Không nên sử dụng dung dịch tẩy rửa nhiều, nhất là các loại mỹ phẩm tạo mùi thơm đậm, bởi chúng có thể gây dị ứng.
-Tập thể thao nhẹ nhàng nhằm giúp người bệnh dễ đại tiện, củng cố sức khỏe mà không gây tác hại đến vùng hậu môn.
-Thực hiện thói quen đi đại tiện vào một khoảng thời gian cố định hàng ngày. Không cố rặn hoặc nhịn đi đại tiện vì bận hoặc sợ đau.