Viêm đại tràng mãn tính là bệnh lâu năm, có nguy cơ tái đi tái lại nên ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Vậy viêm đại tràng mãn tính có nguy hiểm không? Điều trị bệnh bằng cách nào và cách phòng ngừa bệnh ra sao?
Menu xem nhanh:
1. Viêm đại tràng mãn tính là gì?
Đại tràng hay còn được gọi với tên gọi khác là ruột già. Đây là bộ phận gắn liền với phần cuối cùng của hệ thống tiêu hóa. Nó đóng góp một vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Đại tràng uốn lượn thành một khung gồm đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống và đại tràng xích – ma. Tùy thuộc vào mỗi giới tính hay mỗi lứa tuổi thì đại tràng lại có những kích thước khác nhau.
Đại tràng có chức năng chính là nhận thức ăn đã qua tiêu hóa, hấp thụ nước và các chất điện giải. Đồng thời đây cũng là nơi chứa phân trước khi chúng được đào thải ra ngoài. Chính vì thế, đại tràng là nơi rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm.
Viêm đại tràng mãn tính là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương vùng khu trú hoặc lan rộng ở niêm mạc đại tràng. Bệnh diễn biến nhanh chóng và phức tạp với nhiều mức độ khác nhau.
Ở mức độ nhẹ, niêm mạc dễ bị chảy máu khi có tác động. Ở mức độ nặng, niêm mạc đại tràng xuất hiện nhiều vết loét, xuất huyết. Thậm chí, bệnh có thể gây ra những ổ áp – xe nhỏ gây cảm giác đau, khó chịu. Những yếu tố này trực tiếp gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
2. Phân loại viêm đại tràng mãn tính
Viêm đại tràng mãn tính được chia thành 2 nhóm chính là viêm đại tràng mãn tính có nguyên nhân và không rõ nguyên nhân. Trong đó:
– Viêm đại tràng mãn tính có nguyên nhân: Sau khi bệnh nhân mắc viêm đại tràng cấp do bị nhiễm trùng, nhiễm độc, nhiễm nấm, nhiễm ký sinh trùng nhưng không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến viêm đại tràng mãn tính có nguyên nhân.
– Viêm đại tràng mãn tính không rõ nguyên nhân là bệnh không đặc hiệu. Thường là do nhiễm ký sinh trùng (giun đũa, giun kim…), nhiễm vi trùng gây bệnh (shigella, salmonella…). Hay cũng có thể do chế độ ăn uống không khoa học, ăn quá nhiều đồ gây kích thích niêm mạc đại tràng, táo bón nhiều ngày.
3. Nguyên nhân gây ra viêm đại tràng mãn tính
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm đại tràng mãn tính, sau đây là những nguyên nhân phổ biến:
– Chế độ ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, chiên rán, cay nóng, uống rượu bia, sử dụng nhiều chất kích thích.
– Vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng xâm nhập và tấn công đại tràng gây viêm nhiễm.
– Táo bón thường xuyên và kéo dài cũng là một trong số những nguyên nhân được nhắc đến.
– Các yếu tố dị ứng gây nên.
– Bệnh Crohn cũng là một trong số những nguyên nhân gây viêm đại tràng mãn tính.
4. Viêm đại tràng mãn tính có triệu chứng như thế nào?
Viêm đại tràng mãn tính có các triệu chứng đặc trưng để nhận biết như:
4.1. Triệu chứng ở đường tiêu hóa của viêm đại tràng mãn tính có nguy hiểm không?
– Tiêu chảy: Khi bị viêm đại tràng mãn tính, người bệnh có thể bị đi ngoài từ vài ngày đến vài tuần. Phân của người bệnh sẽ có lẫn máu và chất nhầy.
– Táo bón: Người bệnh sẽ gặp phải khá nhiều khó khăn do bị táo bón khi đi đại tiện. Khi bị viêm, đại tràng sẽ không còn hoàn thành tốt được chức năng. Nó không thể đào thải được các chất cặn bã ra ngoài dẫn đến tình trạng táo bón gây khó chịu.
– Khó chịu ở trực tràng: Cảm giác đau khó chịu ở trực tràng là vấn đề mà không ít bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính gặp phải. Nguyên nhân được lý giải là do các vết loét tiếp xúc với chất hữu cơ gây đau rát, chảy máu.
– Đau bụng: Là triệu chứng mà hầu hết các bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính gặp phải. Khi mắc bệnh sẽ gây viêm niêm mạc đại tràng. Đây là lý do dẫn đến những cơn đau quặn do các cơ quan phải hoạt động hết công suất. Những cơn đau có xu hướng gia tăng và đỡ hẳn sau khi đi đại tiện.
4.2. Triệu chứng toàn thân của viêm đại tràng mãn tính có nguy hiểm không?
– Mệt mỏi: Mặc dù ăn uống, nghỉ ngơi khoa học nhưng những người mắc phải bệnh này vẫn cảm thấy mệt mỏi. Lý do là người bệnh phải đi đại tiện quá nhiều lần, cơ thể rơi vào trạng thái mất năng lượng, thiếu hụt chất dinh dưỡng.
– Ăn không ngon: Do bị đầy bụng kéo theo tâm lý không thoải mái, người bệnh cảm thấy ăn không ngon.
– Suy dinh dưỡng: Khi mắc bệnh, hệ tiêu hóa của người bệnh bị tổn thương dẫn đến làm việc không hiệu quả. Vì thế, cơ thể người bệnh rất dễ bị suy nhược do hấp thụ không đủ chất.
– Sốt cao: Thường người bệnh bị sốt nhẹ. Nếu bị sốt cao thì khả năng cao là hệ miễn dịch của bạn đang phải làm việc quá sức. Nó đang ra sức chống lại sự tác động vào các vết loét do bệnh viêm đại tràng mãn tính gây ra.
– Thiếu máu: Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do bệnh nhân thường xuyên bị tiêu chảy. Khi đi ngoài, phân thường lẫn với máu. Hơn thế còn bị chảy máu đại tràng dẫn đến tình trạng thiếu máu.
– Đau khớp: Là triệu chứng khá điển hình của bệnh viêm đại tràng mãn tính. Tuy nhiên, tình trạng này cũng không kéo dài lâu và không gây tổn thương lâu dài cho người bệnh.
5. Bệnh viêm đại tràng mãn tính có nguy hiểm không?
Bệnh viêm đại tràng mãn tính có xu hướng gia tăng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đây là con đường ngắn nhất dẫn đến loét, xuất huyết đại tràng và nguy hiểm hơn là ung thư đại tràng.
Nhiều người bệnh có tâm lý chủ quan coi thường khi gặp phải những triệu chứng đầu tiên của bệnh. Thay vì đi khám nhiều bệnh nhân lại chấp nhận để cơn đau âm ỉ kéo dài. Chỉ đến khi các cơn đau khiến họ không thể chịu đựng được thì mới điều trị. Tuy đã có thuốc điều trị nhưng hiệu quả còn phụ thuộc nhiều vào thời điểm phát hiện bệnh và thể trạng của người mắc.
Trên thực tế ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân phải chung sống với viêm đại tràng suốt đời. Bên cạnh đó, bệnh lý còn khiến cho người bệnh phải đối mặt với những vấn đề như:
– Bệnh nhân chán ăn hay có cảm giác ăn không ngon miệng. Nếu tình trạng chán ăn này kéo dài dai dẳng sẽ khiến cho bệnh nhân sụt cân nhanh chóng. Hơn thế, da sẽ xanh xao, cơ thể yếu ớt, luôn mệt mỏi,…
– Khi bị viêm đại tràng mãn tính, cơn đau sẽ tập trung ở vùng bụng phía bên dưới rốn và lan sang hai bên lưng. Điều này sẽ gây ra những cơn đau khiến cho bệnh nhân mất ngủ. Hơn nữa, tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ rất dễ dẫn tới trầm cảm.
6. Điều trị bệnh lý viêm đại tràng mãn tính
Viêm đại tràng mãn tính là bệnh dễ gặp nhưng lại rất khó để điều trị dứt điểm. Do đó, trong quá trình điều trị bệnh phải kết hợp điều trị nội khoa và thay đổi chế độ ăn uống kết hợp với việc nghỉ ngơi thật hợp lý, khoa học.
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khác nhau để phù hợp với tình trạng bệnh của từng người. Người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc sử dụng. Một số nhóm thuốc được sử dụng điều trị viêm đại tràng như:
– Thuốc chống viêm chỉ được sử dụng trong giai đoạn đầu để kiểm soát tình hình bệnh. Các thuốc thường được sử dụng phổ biến như: Azulfidine, Tidocol, Colazal, Corticosteroid,…
– Thuốc chống ký sinh trùng: Metronidazol, Biseptol là hai loại kháng sinh điều trị viêm đại tràng do ký sinh trùng, vi khuẩn, nấm gây ra.
– Thuốc trị táo bón: có thể sử dụng Duphalac, Sorbitol, Forlax, … để trị các triệu chứng táo bón ở người bệnh viêm đại tràng mãn tính.
– Thuốc cầm tiêu chảy như Loperamid, Smecta đều có tác dụng cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài và bảo vệ niêm mạc ruột.
Lưu ý: Những thuốc trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đồng thời khi có dấu hiệu bất thường cần đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám càng sớm càng tốt, tránh để lâu gây biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần phải kết hợp với:
– Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
– Hạn chế đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, những thực phẩm chứa chất kích thích.
– Nên ăn những đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa.
– Điều chỉnh thói quen làm việc và thời gian làm việc sao cho hợp lý, giảm thiểu căng thẳng.
7. Kết luận
Hy vọng bài viết cũng giải đáp được phần nào thắc mắc của mọi người về câu hỏi bệnh lý viêm đại tràng mãn tính có nguy hiểm không. Bệnh viêm đại tràng mãn tính nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng trầm trọng. Chính vì vậy, bạn nên thay đổi thói quen trong sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng khoa học để bảo vệ sức khỏe của chính mình.