Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý khá phổ biến thường diễn biến thầm lặng hầu hết mọi người đều cho rằng không nguy hiểm, chủ quan. Chính vì thế, bài viết dưới đây sẽ đưa ra những thông tin hữu ích giải đáp cụ thể băn khoăn bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
Menu xem nhanh:
Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
Theo thống kê, hiện nay ở Việt Nam, có khoảng 14 triệu người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản, 10-20 % số người khám bệnh tiêu hóa được chẩn đoán là mắc bệnh lý này. Trong đó, tỉ lệ dân thành thị mắc cao hơn nông thôn, chủ yếu là dân văn phòng. Ban đầu, bệnh ảnh hưởng không đáng kể đến cuộc sống hàng ngày nên đa số mọi người vẫn chưa hình dung hết mức độ nguy hiểm của căn bệnh này khi biến chứng xảy ra.
Trào ngược dạ dày thực quản nếu không được điều trị kịp thời hiệu quả có thể gây nên biến chứng nguy hiểm như:
- Loét, chảy máu thực quản: Acid dạ dày trào ngược tiếp xúc với niêm mạc thực quản làm tổn thương niêm mạc thực quản gây viêm, loét. Khi có yếu tố tác động, các vết loét sẽ bị chảy máu, gây đau và khiến người bệnh khó chịu, đặc biệt khi nuốt ngay cả khi uống nước.
- Hẹp thực quản: Khi các vết loét liền lại thành mô sẹo, làm chít hẹp thực quản gây tình trạng khó nuốt. Có khi người bệnh không ăn uống gì cũng có cảm giác vướng ở cổ họng.
- Barrett thực quản: là tình trạng các tế bào lót ở vùng thấp thực quản bị thay đổi màu sắc và thành phần. Barrett thực quản có khả năng cao dẫn đến ung thư thực quản.
- Ung thư thực quản: barrett thực quản là giai đoạn tiền ung thư thực quản. Giai đoạn này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ biến chứng thành ung thư thực quản – biến chứng nguy hiểm của trào ngược dạ dày thực quản. Việt Nam có khoảng 7.000 ca mắc mới ung thư thực quản mỗi năm.
- Một số biến chứng ít gặp: Viêm thanh quản, viêm xoang, viêm mũi họng, viêm phổi do người bệnh hít phải dịch acid trào ngược vào đường thở.
Cách chữa trị trào ngược dạ dày thực quản
Để phát hiện bệnh bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang hay nội soi, sau đó xem xét mức độ bệnh để có cách chữa hiệu quả.
a. Điều trị nội khoa dùng thuốc
Trường hợp bị ợ nóng, ợ chua gây đau nhói vùng ngực hay hiện tượng dạ dày tiết dịch vị không điều hòa thì sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về chế độ dùng và những lưu ý trong ăn uống, sinh hoạt.
b. Can thiệp ngoại khoa phẫu thuật
Nếu bệnh tình nặng, thuốc không có nhiều công hiệu thì sẽ tiến hành phẫu thuật . Phương pháp phẫu thuật có hai dạng:
Can thiệp thêm một vòng titanium nhỏ, được gắn quanh cơ thắt thực quản dưới. Vòng này được gắn vào với mục đích vừa duy trì độ rộng đủ để thức ăn trôi xuống dạ dày đồng thời hỗ trợ cơ thắt thực quản đóng chặt hơn và bệnh trào dạ dày thực quản không thể diễn ra.
Phẫu thuật gấp dạ dày quanh cơ thắt thực quản. Khi đó dạ dày hoàn toàn nằm ở vị trí thấp hơn cơ nên không bị trào được. Tuy nhiên phương pháp điều trị trào ngược dạ dày này có một nhược điểm lớn là làm biến dạng cấu trúc, hình dạng của dạ dày.
Để biết cách đối phó với bệnh trào ngược dạ dày thực quản, tránh biến chứng nguy hiểm, người bệnh khi có dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản