Xương đùi có chức năng gì? Vì sao xương đùi lại bị gãy?

Xương đùi là phần xương chắc khỏe vì thế phải có lực tác động mạnh mới làm gãy xương đùi. Thông qua bài viết này, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về xương đùi: cấu tạo, chức năng và vì sao xương đùi lại bị gãy.

Cấu tạo của xương đùi

Xương đùi là xương to nằm giữa háng và gối. Xương đùi được khối cơ lớn bao quanh. Khối cơ này cung cấp một lượng máu dồi dào cho xương đùi.

Phần dài và thẳng của xương đùi được gọi là trục đùi. Khi gãy ở bất cứ đoạn nào dọc xương này thì có thể là gãy  xương đùi.

Xương đùi là xương to nằm giữa háng và gối

Xương đùi là xương to nằm giữa háng và gối

Chức năng của xương đùi

Xương đùi giúp nâng đỡ phần trên của cơ thể, giúp quá trình vận động dễ dàng hơn. Khi xương đùi bị gãy sẽ ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt.

Vì sao xương đùi dễ gãy?

Gãy xương đùi thường là do lực va chạm rất mạnh, ví dụ như tai nạn giao thông hoặc rơi từ trên cao xuống, do bị đạn bắn.

Nguyên nhân gãy xương đùi nhẹ hơn là té ngã khi đang đứng. Tình trạng này hay gặp ở người lớn tuổi, có xương yếu hoặc bị bệnh xương khớp.

Các loại gãy xương đùi

Gãy xương đùi được chia làm nhiều loại dựa vào việc xác định: vị trí gãy, kiểu gãy.

– Gãy ngang: chỗ gãy là một đường thẳng nằm ngang qua thân xương đùi.

Có nhiều kiểu gãy xương đùi do va đập, tai nạn...

Có nhiều kiểu gãy xương đùi do va đập, tai nạn…

– Gãy chéo: là kiểu gãy theo một đường chéo tạo góc trên thân xương đùi.

– Gãy xoắn: đường gãy xoắn quanh thân xương đùi như các đường sọc xoắn quanh cây kẹo.

– Gãy vụn: xương bị gãy thành ba mảnh hoặc nhiều hơn.

– Gãy kín: xương bị gãy nằm bên trong đùi

– Gãy hở: xương bị gãy đâm xuyên qua da hoặc vết thương xuyên thấu tới tận xương bị gãy.

Dấu hiệu cảnh báo

Gãy xương đùi gây ra cơn đau dữ dội ở vị trí xương gãy, không thể đặt trọng lực lên chân. Chân bị thương còn có thể bị biến dạng; không thẳng, ngắn hơn bình thường.

Gãy xương đùi là một chấn thương nghiêm trọng, vì thế khi bị gãy xương đùi, cần đưa người bệnh tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.

Phương pháp điều trị

Hầu hết các trường hợp gãy xương đùi đều cần phải tiến hành phẫu thuật.

  • Thời gian phẫu thuật

– Trường hợp gãy xương kín, không bị rách da hay có vết thương hở nào thì cần chờ khi bệnh nhân ổn định sẽ tiến hành phẫu thuật.

Gãy xương đùi cần được tiến hành phẫu thuật càng sớm càng tốt

Gãy xương đùi cần được tiến hành phẫu thuật càng sớm càng tốt

– Nếu gãy xương hở, vết thương xuyên qua da, thì cần phẫu thuật càng sớm càng tốt ngừa nhiễm trùng

  • Phương pháp phẫu thuật

– Khung cố định bên ngoài: bác sĩ sẽ tiến hành ghim kim loại hoặc định vít để đặt vào xương bên trên và dưới vị trí gãy. Các ghim và đinh được gắn vào một thanh nẹp bên ngoài giúp tạo khung cố định để xương ở đúng vị trí thích hợp để lành lại

– Đóng đinh nội tủy: phương pháp này được áp dụng phổ biến hiện nay. Bác sĩ sẽ sử dụng thanh kim loại có thiết kế chuyên dụng đưa vào ống tủy xương đùi. Thanh kim loại sẽ đi xuyên qua chỗ gãy và cố định xương. Đinh nội tủy được đưa vào từ hông hoặc đầu gối thông qua vết rạch nhỏ trên da và cố định bằng các vít chặt vào xương ở 2 đầu. Cấu tạo của đinh nội tủy thường được làm bằng titan, độ dài và đường kính tùy thuộc vào từng trường hợp gãy xương đùi.

– Cố định bằng nẹp, vít: các mảnh xương được sắp xếp về đúng vị trí và cố định bởi các ốc vít, nẹp kim loại gắn vào mặt ngoài của xương.

Thời gian phục hồi sau gãy xương đùi nhanh hay chậm tùy thuộc vào độ tuổi, mức độ gãy xương đùi và tình trạng sức khỏe của từng người. Thông thường, người bệnh cần khoảng 4-6 tháng để liền hoàn toàn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital