Xương cá dính cổ họng là một tình huống phổ biến nhưng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không xử lý đúng cách. Hóc xương cá thường xảy ra trong bữa ăn và gây ra cảm giác khó chịu, đau đớn. Vậy bạn đã biết làm thế nào để xử lý an toàn? Hãy cùng TCI tìm hiểu về vấn đề này và tìm giải pháp cách khoa học trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Hiểu đúng về xương cá dính cổ họng
1.1. Xương cá dính cổ họng là gì?
Xương cá dính cổ họng hay thường gọi là mắc hóc, là tình trạng mảnh xương cá bị mắc kẹt và gây cảm giác vướng víu. Nhưng thông thừơng, việc mắc hóc này có thể diễn ra ở các bộ phận như:
– Vùng họng: Bao gồm amidan hoặc niêm mạc hầu họng.
– Thực quản: Xương có thể trôi xuống sâu hơn và mắc lại tại đây.
– Đường thở: Trong trường hợp nguy hiểm, xương có thể cản trở luồng khí vào phổi.
Đặc điểm của xương cá là mỏng, sắc và dễ bị gãy, khiến chúng dễ mắc lại khi ăn và khó loại bỏ. Đây cũng là nguyên nhân khiến chúng ta cần cẩn trọng khi ăn cá cũng như nên sớm có cách phòng và chữa hóc xương khi cần thiết.
1.2. Triệu chứng khi bị xương cá dính cổ họng
Khi bị xương cá dính cổ, chúng ta có thể xuất hiện một số dấu hiệu tùy theo từng cấp độ như sau:
– Cảm giác vướng víu: Người bị hóc có thể cảm thấy mắc nghẹn hoặc có vật thể lạ trong cổ họng.
– Đau hoặc rát: Đau tăng lên khi nuốt thức ăn hoặc nước, thường kèm theo cảm giác khó chịu.
– Khó thở: Nếu xương chặn đường khí quản, người bị hóc có thể gặp khó khăn khi hít thở.
– Ho hoặc nôn: Phản xạ tự nhiên của cơ thể với người bị hóc nhằm cơ chế cố gắng đẩy vật thể lạ ra ngoài.
– Chảy máu: Nếu xương sắc nhọn làm rách niêm mạc, người bị hóc có thể thấy máu trong nước bọt.
Trong những trường hợp nguy hiểm, hóc xương cá có thể gây hiện tượng ngưng thở, ngất và cần cấp cứu tại chỗ ngay để đảm bảo duy trì đường thở cho người bị nạn.
2. Nguyên nhân xương cá dễ dính cổ họng
2.1. Thói quen ăn uống
– Ăn quá nhanh: Khi nhai không kỹ, bạn dễ nuốt cả xương lẫn thức ăn mà không phát hiện.
– Không tập trung: Vừa ăn vừa nói chuyện, xem TV hoặc dùng điện thoại làm tăng nguy cơ hóc xương.
2.2. Đặc điểm của xương cá
– Xương cá nhỏ, sắc và dễ gãy, khó phát hiện bằng mắt thường.
– Các loại cá như cá rô, cá diếc, cá trích thường có nhiều xương nhỏ, tăng nguy cơ mắc vào cổ họng.
2.3. Yếu tố sinh lý
– Cấu trúc hầu họng: Một số người có hạch amidan lớn hoặc bề mặt họng gồ ghề, dễ mắc xương hơn.
– Kém nhạy cảm: Người cao tuổi hoặc trẻ nhỏ thường không nhận biết rõ xương trong thức ăn.
– Ngoài ra, một số người mới phẫu thuật gây mê cũng có thể dễ bị hóc hơn.
3. Tác hại tiềm ẩn khi xương cá dính cổ họng
Xương cá dính cổ có thể là hiện tượng thoáng chốc, nhưng nhiều tình huống cũng có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng:
3.1. Tổn thương niêm mạc
Xương sắc nhọn có thể làm rách hoặc đâm sâu vào niêm mạc họng, gây viêm nhiễm hoặc chảy máu.
3.2. Nhiễm trùng vùng họng
Nếu xương mắc lại quá lâu, vùng tổn thương có thể bị viêm mủ, hình thành áp xe, gây đau đớn và khó chịu kéo dài.
3.3. Biến chứng đường thở
Xương mắc ở khí quản hoặc thực quản có thể dẫn đến tắc nghẽn đường thở, đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.
3.4. Nguy cơ nghiêm trọng
Việc cố gắng tự lấy xương ra bằng các vật dụng không vệ sinh dễ gây tổn thương nghiêm trọng hơn, dẫn đến nhiễm trùng hoặc thủng thực quản.
4. Cách xử lý xương cá dính ở khu cổ họng
4.1. Các biện pháp thử nghiệm xương cá an toàn tại nhà
4.1.1. Kiểm tra bằng việc uống nước ấm chậm rãi
Đôi khi, việc hóc xương có thể tự hết. Hãy kiểm tra vấn đề này bằng cách thử uống nước ấm ngụm nhỏ và chậm và xem xét cảm giác đau, vướng còn ở cổ họng không.
4.1.2. Súc miệng với nước muối
Nước muối có tính sát khuẩn và làm dịu cảm giác khó chịu tại vùng họng. Súc miệng nhẹ nhàng trong trường hợp sau khi bị xương dính cổ cũng là cách để xem xét xương đã tự trôi xuống hay chưa, đồng thời cũng nhằm để giảm viêm hoặc kích ứng.
Lưu ý: Nếu cảm giác đau hoặc mắc nghẹn vẫn không giảm, cần đến gặp bác sĩ ngay để tránh các biến chứng nghiêm trọng.
4.2. Đến gặp bác sĩ khi nào?
Bạn nên đến các cơ sở y tế ngay nếu gặp những trường hợp sau:
– Xương sắc, lớn hoặc mắc sâu trong cổ họng.
– Cảm giác khó thở, đau dữ dội hoặc chảy máu không ngừng.
– Các triệu chứng kéo dài hơn 24 giờ mà không thuyên giảm.
4.2.1. Phương pháp xử lý tại cơ sở Y tế
Tại các cơ sở y tế, bác sĩ cần kiểm tra kỹ lưỡng vấn đề xương hóc cho người bệnh, đồng thời có cách xử lý phù hợp trong từng tình huống:
– Soi họng: Bác sĩ sử dụng thiết bị đèn pin và có thể nội soi để kiểm tra chính xác vị trí xương khi xương ở sâu.
– Gắp xương: Với trường hợp nhẹ, bác sĩ dùng dụng cụ gắp xương chuyên dụng để loại bỏ xương ngay lập tức.
– Nội soi thực quản: Nếu xương mắc sâu, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi để lấy xương ra một cách an toàn, hạn chế tổn thương.
Tại các cơ sở uy tín như Bệnh viện Thu Cúc, các bác sĩ chuyên khoa được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại để xử lý xương cá dính vào vùng cổ họng nhanh chóng, an toàn.
5. Những điều không nên làm khi bị xương cá dính cổ họng
5.1. Sử dụng mẹo dân gian
Nhiều người tin vào các mẹo như nuốt cơm, uống giấm hoặc cố gắng móc xương ra bằng tay. Tuy nhiên, các cách này tiềm ẩn nhiều nguy cơ:
– Nuốt thức ăn lớn: Dễ làm xương mắc sâu hơn, gây tổn thương nghiêm trọng.
– Dùng giấm hoặc chanh: Axit trong các loại nước này có thể gây kích ứng niêm mạc họng, khiến tình trạng tồi tệ hơn.
– Tự lấy xương: Việc dùng tay hoặc các vật dụng không vô trùng dễ gây nhiễm trùng hoặc làm tổn thương vùng họng.
5.2. Chủ quan không đi khám
Xương nhỏ nhưng nếu để quá lâu, chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm, áp xe hoặc thủng thực quản. Vì vậy, khi không thể tự xử lý, bạn cần tìm đến bác sĩ ngay.
6. Phòng tránh xương cá dính họng
Nên chủ động tránh việc xương cá mắc cổ bằng những cách đơn giản như:
6.1. Thói quen ăn uống lành mạnh
– Ăn chậm, nhai kỹ để phát hiện xương trước khi nuốt.
– Tránh vừa ăn vừa nói chuyện hoặc xem TV, làm giảm sự tập trung.
6.2. Chế biến thực phẩm cẩn thận
– Lọc kỹ xương trước khi nấu, đặc biệt với món ăn dành cho trẻ em hoặc người lớn tuổi.
– Ưu tiên sử dụng cá ít xương hoặc các thực phẩm thay thế không có xương.
6.3. Nâng cao cảnh giác về vấn đề hóc xương
Trong gia đình, nên chủ động giáo dục con nhỏ và nhắc nhở mọi người cẩn trọng vấn đề hóc xương. Đồng thời, cần cẩn trọng hơn trong vấn đề ăn uống, nhất là khi ăn cá để tránh tai nạn hóc bất ngờ và nguy hiểm có thể xảy ra.
Có thể nói, xương cá dính cổ họng không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe nếu xử lý sai cách. Việc hiểu rõ các triệu chứng, biết cách xử lý đúng khoa học và phòng tránh hiệu quả là yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Nếu bạn gặp tình huống hóc xương, hãy đến ngay cơ sở y tế để bản thân được thăm khám và xử lý kịp thời. Đừng quên bản thân cần luôn ăn uống cẩn thận, bảo vệ sức khỏe họng của bạn!