Không chỉ xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, viêm âm đạo có thể xuất hiện ở cả trẻ em. Viêm âm đạo ở trẻ em thường biểu hiện nhẹ nhàng nên trong nhiều trường hợp, không được phát hiện kịp thời, để lại những di chứng nặng nề cho trẻ. Vậy viêm âm đạo nhận biết và điều trị như thế nào, trong bài viết sau Thu Cúc TCI xin chia sẻ với bố mẹ câu trả lời chi tiết cho câu hỏi này.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân
Có 2 dạng viêm âm đạo là: Viêm âm đạo không đặc hiệu và viêm âm đạo đặc hiệu. Trong đó, viêm âm đạo đặc hiệu khởi phát do trẻ thiếu các rào chắn sinh lý và thiếu nội tiết tố. Còn viêm âm đạo không đặc hiệu khởi phát do trẻ không được vệ sinh đúng cách.
1.1. Do thiếu các rào chắn sinh lý
Viêm âm đạo ở trẻ có thể phát sinh do trẻ thiếu các rào chắn sinh lý giúp ngăn cản các tác nhân gây nhiễm trùng từ môi trường. Cụ thể, trẻ chưa có lông mu; hai môi lớn, hai môi nhỏ chưa phát triển; màng trinh và biểu mô âm đạo mỏng; trực tràng nằm gần với âm đạo làm cho vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng,… trong phân dễ di chuyển vào âm đạo. Ngoài ra, âm đạo có pH trung tính và thiếu các kháng thể bảo vệ là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng,… phát triển.
1.2. Do thiếu nội tiết tố
Một số trẻ nhận lượng Estrogen từ máu mẹ truyền sang ít nên âm đạo dễ bị kích ứng. Thiếu Estrogen trong giai đoạn trước tuổi dậy thì thường gây viêm vùng da môi nhỏ.
1.3. Do dính âm đạo
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 2% trẻ nữ dưới 6 tuổi bị dính môi trong của âm đạo hay môi âm hộ. Dính âm đạo không phải là một bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh lý này có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị viêm âm đạo.
1.4. Do các bệnh lý da liễu
Cụ thể là bệnh đa xơ cứng địa y – một bệnh lý không phổ biến, có thể được nhận biết bằng các vùng da mỏng, loang lổ, thường ở vị trí nhạy cảm. Trẻ bị đa xơ cứng địa y có nguy cơ bị viêm âm đạo cao hơn bình thường.
1.3. Do vệ sinh chưa đúng cách
Trẻ có thể viêm âm đạo do bố mẹ lạm dụng sản phẩm vệ sinh vùng kín. Bé dị ứng với thành phần sản phẩm vệ sinh vùng kín cũng có thể là nguyên nhân trẻ viêm âm đạo. Bên cạnh đó, vệ sinh kém, mặc quần ẩm ướt, mặc bỉm lâu không thay,… cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm âm đạo hình thành ở trẻ.
2. Dấu hiệu nhận biết
Viêm âm đạo ở trẻ nhỏ có dấu hiệu phổ biến nhất là khí hư ra nhiều. Khí hư có thể khác nhau về số lượng, mùi, màu (từ trắng đến vàng hoặc đỏ) tùy nguyên nhân gây bệnh. Ngoài khí hư ra nhiều, viêm âm đạo còn biểu hiện thông qua tình trạng trẻ ngứa, rát, đau, đỏ vùng âm hộ.
3. Chẩn đoán và điều trị
3.1. Chẩn đoán viêm âm đạo ở trẻ em
Để chẩn đoán viêm âm đạo, đầu tiên, chuyên gia sẽ trò chuyện với bố mẹ và chính trẻ về triệu chứng, các bệnh lý trẻ mắc thời gian gần đây và thuốc trẻ đã sử dụng. Bên cạnh đó, chuyên gia cũng có thể khai thác cách bố mẹ chăm sóc trẻ. Tiếp theo, chuyên gia sẽ nhẹ nhàng kiểm tra vùng sinh dục ngoài của trẻ. Cuối cùng, chuyên gia sẽ lấy mẫu bệnh phẩm là dịch âm đạo để tiến hành xét nghiệm, chẩn đoán xác định bệnh.
3.2. Điều trị viêm âm đạo ở trẻ em
Nếu khởi phát do vi khuẩn, viêm âm đạo có thể sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Bên cạnh thuốc kháng sinh, chuyên gia cũng có thể sẽ chỉ định trẻ sử dụng thuốc kháng viêm Hydrocortisone, thuốc mỡ giảm đau, tăng tốc độ hồi phục. Nếu viêm âm đạo là do nấm, thuốc kháng nấm sẽ được chuyên gia chỉ định.
Bên cạnh sử dụng thuốc, trong điều trị viêm âm đạo, cách chăm sóc trẻ cũng rất quan trọng. Theo đó, bố mẹ cần thực hiện một số lưu ý sau:
– Chườm mát, tắm nước ấm không sử dụng sản phẩm vệ sinh vùng kín, ngâm nước muối để giảm đau cho trẻ.
– Có thể sử dụng một số loại khăn ướt chuyên dụng dùng cho da nhạy cảm để vệ sinh vùng kín cho trẻ.
– Khi vệ sinh, bố mẹ phải vệ sinh từ trước ra sau, tránh vệ sinh từ sau ra trước. Vệ sinh từ sau ra trước, các tác nhân tiêu cực tồn tại xung quanh hậu môn trẻ có thể di chuyển đến âm đạo.
– Cho trẻ mặc quần áo mềm mại, rộng rãi.
– Giữ cho vùng kín của trẻ luôn khô, thoáng.
4. Dự phòng
– Luôn giữ cho vùng kín của trẻ khô, thoáng. Tắm, rửa cho trẻ hằng ngày, khi tắm xong nên lau âm đạo bằng khăn bông sạch, tránh chà sát. Không dùng xà phòng có chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh cho trẻ, thay vào đó, bố mẹ có thể sử dụng nước muối pha loãng, ấm. Thay bỉm cho trẻ sau 3 – 4 tiếng và ngay sau khi trẻ đi tiêu. Khi trẻ đi tiểu và đi tiêu xong, bố mẹ cần giúp bé vệ sinh cẩn thận, đồng thời, bố mẹ phải dạy trẻ cách giữ vệ sinh sau mỗi lần tiêu tiểu. Khi trẻ có kinh nguyệt, cần hướng dẫn trẻ chọn băng vệ sinh sạch, đủ thấm và nhất định phải 4 – 6 tiếng thay băng 1 lần.
– Nếu thấy con có dấu hiệu bất thường ở vùng kín như ngứa, rát, tấy đỏ, âm đạo hôi, cần đi khám ngay để được điều trị.
Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi viêm âm đạo nhận biết và điều trị như thế nào. Để được giải đáp chi tiết một cách nhanh chóng mọi thắc mắc về viêm âm đạo ở trẻ em, liên hệ ngay Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!