Viêm lợi trùm có thể được điều trị bằng những phương pháp nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Viêm lợi trùm là bệnh lý thường gặp khi những người đang mọc răng khôn. Bệnh lý khiến lợi của người bệnh bị sưng to và gây đau đớn.

1. Viêm lợi trùm là bệnh gì?

Đây là tình trạng phần lợi phía trong hàm bao phủ lên bề mặt răng khôn, khiến cho răng khôn sẽ mắc kẹt và không thể phát triển được. Bình thường, nếu không bị vi khuẩn tấn công, phần lợi sẽ được phục hồi sau khoảng 3 – 4 ngày. Ngược lại nếu phần lợi bị viêm, người bệnh sẽ bị đau đớn kéo dài, sốt cao.

phương pháp điều trị viêm lợi trùm

Viêm lợi trùm là tình trạng phần lợi phía trong hàm bao phủ lên bề mặt răng khôn, khiến cho răng khôn sẽ mắc kẹt và không thể phát triển được

2. Triệu chứng của viêm lợi trùm

Dấu hiệu của bệnh lý này gần như trùng khớp với mọc răng khôn và có thể nhận thấy bằng mắt thường.

– Ở nơi mọc răng khôn, lợi bị sưng tấy đỏ và khiến người bệnh đau đớn.

– Một số trường hợp khi ấn vào sẽ sẽ thấy có dịch mủ chảy ra.

– Khi ăn uống, giao tiếp, thậm chí cả khi há miệng, bệnh nhân gặp nhiều khó khăn và đau đớn.

– Khi bệnh diễn tiến nặng, người bệnh bị sốt, cơ thể mệt mỏi, khó chịu, cổ nổi hạch.

3. Tác hại của viêm lợi trùm

Nhìn chung, bệnh lý này không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên có thể gây ra những tác hại như:

– Khi tình trạng bệnh diễn tiến nặng mà không được điều trị kịp thời sẽ gây nên sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu… thậm chí có thể gây nên bệnh lý cho những răng lân cận.

Lợi trùm xuất hiện gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của răng khôn khiến răng mọc lệch, mọc ngầm, đâm sang cả những răng bên cạnh….dẫn đến cung hàm bị xô lệch, khớp cắn sai lệch, gây mất thẩm mỹ.

– Do gây nên tình trạng đau đớn nên bệnh nhân khó khăn trong việc ăn uống, dẫn tới bị sốt, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

Viêm lợi trùm khiến bệnh nhân khó khăn trong việc ăn uống, dẫn tới bị sốt, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

Viêm lợi trùm khiến bệnh nhân khó khăn trong việc ăn uống, dẫn tới bị sốt, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

4. Quy trình điều trị viêm lợi trùm

4.1 Thăm khám, chụp X-quang

Khi thấy có dấu hiệu của bệnh lý này, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo việc điều trị được thực hiện hiệu quả.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám khoang miệng tổng quát, sau đó sẽ tiến hành chụp X-quang để xem tình trạng răng của người bệnh như thế nào và lựa chọn phương pháp phù hợp.

4.2 Các phương pháp điều trị

Điều trị bằng thuốc kháng sinh

Phương pháp này chỉ được coi là cách tạm thời. Sau khi sử dụng thuốc khoảng 5 – 7 ngày, phần lợi trùm tiêu viêm và đỡ gây đau nhức hơn. Tuy nhiên tình trạng viêm có thể quay trở lại. Ngoài ra, những thuốc kháng sinh này có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày, vì vậy những bệnh nhân đã từng có bệnh lý về dạ dày thì cần báo với bác sĩ để điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhé.

Cắt lợi trùm

Nếu răng khôn không mọc lệch hay chèn vào những răng lân cận, bác sĩ sẽ tiến hành cắt lợi trùm cho bệnh nhân. Các bước tiến hành cắt lợi trùm

– Phần lợi trùm được bác sĩ gây tê để khi cắt bệnh nhân không bị đau đớn.

– Cắt đi phần lợi trùm để cho răng khôn có thể phát triển được bình thường.

– Bệnh nhân cần chú ý giữ gìn vệ sinh khoang miệng sạch sẽ để tránh viêm nhiễm trở lại.

Cần lưu ý rằng, việc cắt lợi trùm có nguy cơ tái phát cao nên bác sĩ thường cân nhắc khuyên bạn nhổ bỏ răng khôn.

Nhổ răng khôn

Phương pháp Piezotome là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay, bác sĩ sẽ sử dụng những mũi khoan mỏng và mảnh tác động lên mô cứng, không gây ảnh hưởng đến mô mềm

Phương pháp Piezotome là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay, bác sĩ sẽ sử dụng những mũi khoan mỏng và mảnh tác động lên mô cứng, không gây ảnh hưởng đến mô mềm

Trường hợp răng khôn mọc lệch, bệnh nhân sẽ cần điều trị bằng cách nhổ đi. Đây được coi là cách hiệu quả nhất để giải quyết triệt để ngoài ra còn giúp vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn, tránh được tình trạng viêm nhiễm.

Hiện nay có 2 phương pháp nhổ răng khôn là nhổ răng bằng phương pháp truyền thống và nhổ răng bằng phương pháp siêu âm Piezotome.

Với phương pháp truyền thống, bác sĩ sẽ sử dụng những dụng cụ y tế như dao rạch, kèm và bẩy. Nhổ răng khôn bằng phương pháp này thường gây đau nhức, chảy máu và một số trường hợp gặp biến chứng.

Còn với phương pháp siêu âm Piezotome, bác sĩ sẽ sử dụng những mũi khoan mỏng và mảnh tác động lên mô cứng, không gây ảnh hưởng đến mô mềm, ít gây nên đau nhức, thời gian lành thương nhanh và xương ở ổ răng được bảo tồn tối đa. Thời gian thực hiện chỉ khoảng 10 phút, trong khi phương pháp truyền thống thường kéo dài từ 15 – 20 phút.

5. Phòng ngừa bệnh viêm lợi trùm

5.1 Vệ sinh răng miệng đúng cách hàng ngày

Bạn nên vệ sinh răng miệng đều đặn vào 2 lần vào sáng và tối, sau 3 bữa ăn. Bên cạnh đó, hãy tập thói quen dùng nước súc miệng và chỉ nha khoa hàng ngày để giảm thiểu tối đa vụn thức ăn còn dính ở phần lợi vị trí răng khôn mọc hay những mảng bám hình thành gây nên bệnh lý nha khoa, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn.

5.2 Những thực phẩm nên bổ sung

– Thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như rau xanh, các loại quả mềm như bơ, chuối, đu đủ,…

– Uống nước trà xanh vì trong trà xanh chứa Polyphenols, một chất có khả năng chống viêm và kháng khuẩn.

– Thực phẩm giàu canxi và khoáng chất, có thể thấy trong thịt, cá, sữa, trứng….

– Ưu tiên ăn những đồ ăn mềm như cháo, súp, cơm xay,…để phần lợi bị viêm không bị tổn thương hay tác động mạnh.

Uống nước trà xanh vì trong trà xanh chứa Polyphenols, một chất có khả năng chống viêm và kháng khuẩn.

Bác sĩ khuyến cáo bạn nên uống trà xanh vì trong trà xanh chứa Polyphenols, một chất có khả năng chống viêm và kháng khuẩn.

5.3 Những thực phẩm cần tránh

– Thực phẩm có chứa đường như bánh, kẹo, bim bim,…

– Hạn chế uống những đồ uống có ga như bia, nước ngọt,…

– Không ăn những thực phẩm quá nóng hay quá lạnh.

– Không sử dụng những đồ ăn, đồ uống chứa các chất kích thích như cà phê, thuốc lá,…

Mong rằng viết trên của chúng tôi đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích xoay quanh bệnh lý viêm lợi trùm, Nếu có những biểu hiện của bệnh lý này, bạn không nên chủ quan tự điều trị mà cần đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital