Viêm khớp là bệnh lý khá phổ biến nhiều người mắc phải đặc biệt là người cao tuổi. Vậy viêm khớp phải làm sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này hiệu quả.
Menu xem nhanh:
1. Viêm khớp là gì?
Viêm khớp là tình trạng rối loạn tại khớp, chủ yếu ảnh hưởng tới các sụn, được đặc trưng bởi hiện tượng viêm một hoặc nhiều khớp. Viêm khớp thường có triệu chứng đau đi kèm. Đó là do khi bị viêm, các sụn bị vỡ và mòn đi, khiến cho các xương dưới sụn cọ sát vào nhau khi vận động, sẽ gây viêm, sưng, đau nhức và hạn chế khả năng cử động của khớp.
2. Triệu chứng viêm khớp là gì?
Bệnh viêm khớp thường tiến triển một cách âm thầm và giai đoạn đầu không có biểu hiện gì khác thường. Chỉ khi mất một lượng sụn đáng kể, người bệnh mới cảm thấy đau nhức và không cử động được khớp. Các triệu chứng viêm khớp thường thấy như:
- Đau nhức, sưng tấy, nóng đỏ tại các khớp, thường bị ở các khớp tay và chân.
- Các cơn đau ngày càng nhiều hơn, thậm chí ngay cả khi nghỉ ngơi. Tần suất đau nhiều về đêm và gây khó ngủ.
- Cứng khớp, khó cử động thường xuất hiện vào sáng sớm khi ngủ dậy và có thể kéo dài vài giờ. Đôi khi ngồi cũng sẽ có hiện tượng bị cứng khớp.
- Có thể nghe thấy tiếng kêu lạo xạo, cót két, lục cục phát ra từ các khớp khi di chuyển hoặc khi bẻ khớp.
- Những người bị viêm khớp có thể sẽ bị sốt, mệt mỏi, chán ăn, gầy sút,…
3. Viêm khớp phải làm sao?
Điều trị viêm khớp tập trung vào làm giảm triệu chứng và cải thiện chức năng khớp. Có thể cần phải thử phương pháp điều trị khác nhau, hoặc kết hợp các phương pháp điều trị, trước khi xác định những gì tốt nhất. Các thuốc dùng để điều trị viêm khớp khác nhau, tùy thuộc vào loại viêm khớp.
Ngoài ra, các phương pháp điều trị viêm khớp còn bao gồm:
Liệu pháp: Vật lý trị liệu với những bài tập hữu ích có thể cải thiện tầm vận động và củng cố các cơ bắp xung quanh khớp.
Phẫu thuật: Nếu các biện pháp trên không tạo chuyển biến tích cực, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật, chẳng hạn như:
- Loại bỏ màng hoạt dịch (synovectomy) Viêm khớp dạng thấp gây ra các nang lót – được gọi là màng hoạt dịch bị sưng tấy – đặc biệt là ở các cổ tay, bàn tay và ngón tay thì cần loại bỏ để làm chậm suy khớp.
- Thay thế khớp: Đây là biện pháp giúp loại bỏ khớp hư hỏng và thay thế nó bằng một khớp nhân tạo. Khớp thay thế phổ biến nhất là khớp hông và đầu gối.
- Hợp nhất khớp: Phương pháp này được sử dụng thường xuyên hơn cho các khớp nhỏ, chẳng hạn như khớp cổ tay, mắt cá chân và ngón tay. Loại bỏ hai đầu xương trong ổ khớp và sau đó kết nối với nhau cho đến khi nó thành một đơn vị cứng nhắc.
Tốt nhất, khi có triệu chứng viêm khớp bạn cần đến ngay bệnh viện để đươc bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tư vấn và điều trị kip thời hiệu quả tránh để bệnh lâu dài gây khó khăn trong chữa trị và khó phục hồi.