Viêm khớp gối là gì, phương pháp chẩn đoán và cách điều trị thế nào là vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ thông tin về các triệu chứng cũng như phương pháp hỗ trợ điều trị căn bệnh phổ biến này.
Menu xem nhanh:
1. Viêm khớp gối là gì?
Viêm khớp gối là gì? Viêm khớp đầu gối xảy ra khi những mảnh xương sụn đầu gối gần như bị phá huỷ, phần sụn thô ráp và sần sùi. Các xương cọ xát với nhau nhiều hơn, cọ xát nhiều. Tính đàn hồi của phần sụn đầu gối bị giảm xuống, gây đau đớn, khó chịu.
Nhiều trường hợp viêm đầu gối do chủ quan không chữa trị kịp thời, khiến bệnh tiến triển nặng, có khả năng dẫn đến thoái hóa nặng. Ngoài ra, khi lựa chọn phương pháp điều trị không phù hợp, người bệnh có nguy cơ đối diện với nhiều biến chứng.
2. Các dạng viêm khớp gối là gì?
2.1. Thoái hóa khớp
Đây là dạng viêm khớp phổ biến nhất, gây ra bởi quá trình lão hoá trong sụn khớp. Giảm chức năng bao chặn của sụn khớp khiến các xương cọ xát với nhau thường xuyên hơn, xương khớp cũng dễ vỡ ra gây sưng viêm.
Thoái hoá khớp có thể gặp ở cả 2 giới, nhưng phổ biến nhất vẫn là người trên 50 tuổi, có tiền sử hay phải làm việc nặng nhọc.
2.2. Viêm khớp dạng thấp
Thoái hoá khớp thông thường chỉ ảnh hưởng đến một số khớp hoạt động thường xuyên nhất định, nhưng viêm khớp dạng thấp là dạng viêm khớp liên quan tới đồng thời nhiều khớp trong cơ thể. Vùng xương đầu gối cũng dễ bị viêm khớp dạng thấp. Thực tế đây là dạng bệnh tự miễn, tức là sự tổn thương xuất hiện khi hệ miễn dịch làm việc sai, tự tấn công mô cơ thể.
Cụ thể là tế bào bạch cầu tấn công gây tổn thương và làm bong màng hoạt dịch bao bọc quanh vùng khớp bị sưng, làm tiêu xương và gây đau đớn. Vùng khớp gối, vùng xương chịu ảnh hưởng khác thường có cảm giác đau đớn, nóng rát.
2.3. Viêm khớp do chấn thương
Chấn thương gây rách sụn hoặc chấn thương gân, xương xung quanh ổ khớp có thể được phục hồi nhưng vẫn để lại di chứng, gây viêm khớp mạn tính xuất hiện sau khoảng vài ba năm.
Tình trạng viêm khớp cũng sẽ tiến triển theo các giai đoạn tăng dần, tuỳ theo mức độ tổn thương quan sát được trên phim chụp X-quang. Viêm khớp gối giai đoạn nhẹ khi trong khớp đầu gối mới xuất hiện gai xương, sụn tổn thương nhẹ, không bị bào mòn nhiều. Triệu chứng đau đớn khó chịu lúc này không rõ ràng hoặc quá mờ nhạt khiến người mắc hay chủ quan bỏ qua.
Viêm khớp gối giai đoạn cuối là khi sụn khớp bị tổn thương và bào mòn nghiêm trọng, các đầu xương cọ sát lại với nhau. Đôi khi lớp sụn bị gãy làm nhiều mảnh hoặc bị phá huỷ hoàn toàn. Không chỉ gây đau nhức, sưng viêm, khả năng đi lại của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng. Nguy hiểm nhất là khi xương đầu gối bị gãy không thể hồi phục.
3. Biểu hiện bệnh thường gặp
3.1. Đau khớp: Câu trả lời cho thắc mắc biểu hiện viêm khớp gối là gì
Các cơn đau nhức có thể xuất hiện trong lúc ngủ hay làm việc, gây ảnh hướng đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt, mỗi lần tỉnh dậy vào buổi sáng, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức nhiều hơn nữa. Cơn đau nhức cũng khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ, không thể tỉnh lại nếu thức giấc giữa đêm.
3.2. Biểu hiện viêm khớp gối là gì: Sưng khớp
Đi cùng với các cơn đau nhức là hiện tượng sưng tấy ở khớp gối. Qua cảm giác của bàn tay, người bệnh có thể thấy chân sưng lớn lên và có nhiệt độ cao hơn những vị trí khác trên cơ thể.
3.3. Cứng khớp
Cứng khớp gối làm người bệnh đi lại khó khăn. Khớp gối có thể bị teo cứng khớp, hạn chế vận động. Việc di chuyển hay vận động trở nên cực kỳ khó khăn khi người bệnh gặp phải tình trạng này.
3.4. Vận động khớp khó khăn
Do sụn đã bị mài mòn, khớp gối cử động không còn nhanh nhẹn như trước. Khi bệnh nhân thực hiện các thao tác khom lưng, cúi… sẽ gây đau nhức dữ dội. Tình trạng này khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt và công việc.
4. Các phương pháp điều trị và hỗ trợ điều trị viêm khớp gối là gì?
4.1. Giảm cân
Đưa cân năng về mức thích hợp với cơ thể người bệnh sẽ giúp giảm các triệu chứng đau do viêm khớp. Cơ thể nhẹ nhõm giúp khớp gối không phải chịu thêm áp lực, giảm sưng đau.
4.2. Tập thể dục đều đặn
Các bài tập thể dục giúp tăng cường cơ bắp quanh đầu gối, giảm đau khớp gối hiệu quả.
4.3. Sử dụng thuốc
Trong trường hợp đau nhức khớp gối nghiêm trọng, với tần suất thường xuyên, người bệnh có thể sử dụng thêm thuốc kháng viêm và giảm đau. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng chỉ định liều lượng của bác sĩ khi dùng thuốc, không lạm dụng thuốc tránh gặp tác dụng hoặc gây đau nhiều hơn.
4.4. Tiêm hormone cortisone
Một số trường hợp khác, bác sĩ còn chỉ định bôi thuốc cortisone vào khu vực khớp gối. Thuốc sẽ giúp ngăn chặn quá trình viêm, giúp làm dịu bớt các triệu chứng đau nhức ở người bệnh.
4.5. Vật lý trị liệu
Hiện nay, phương pháp điều trị bằng các bài tập vật lý trị liệu đang được ứng dụng ở hầu hết những bệnh nhân xương khớp. Phương pháp vật lý trị liệu sẽ được bác sĩ chỉ định phối hợp với sử dụng thuốc để mang lại hiệu quả tối ưu. Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị, kết hợp tập luyện thể dục thường xuyên để đẩy nhanh quá trình hồi phục.
4.6. Phẫu thuật
Đối với những trường hợp bệnh nặng, không thể chỉ điều trị bằng các biện pháp nội khoa, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật. Một số loại phẫu thuật có thể được thực hiện bao gồm: phẫu thuật nội soi khớp gối, phẫu thuật nối xương khớp háng, phẫu thuật phaco.
Nếu đang mắc bệnh viêm khớp gối hoặc có dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa, để được các bác sĩ thăm khám và điều trị sớm, giúp hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm.