Viêm khớp dạng thấp thường có biểu hiện sưng đau và nóng tại các khớp như: bàn tay, cổ tay, cổ chân, đầu gối…Tình trạng này kéo dài có thể gây bào mòn xương và dẫn đến biến dạng khớp. Cùng tìm hiểu viêm khớp dạng thấp bệnh học: nguyên nhân, triệu chứng và cách thức chẩn đoán bệnh trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Viêm khớp dạng thấp bệnh học gì?
Viêm khớp dạng thấp bệnh học là một loại bệnh lý viêm khớp tự miễn mạn tính do tổn thương xuất hiện từ màng hoạt dịch của khớp. Khi hệ thống miễn dịch trong cơ thể không thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn/virus sẽ xảy ra hiện tượng viêm màng hoạt dịch gây sưng, nóng, đỏ và đau tại các khớp.
Không chỉ phá hủy, làm tổn thương tới khớp, viêm khớp dạng thấp còn gây ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác trong cơ thể như: tim, phổi, da, mạch máu… hay thậm chí là nguy cơ tàn phế ở người bệnh.
Bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh lý xương khớp thường gặp hiện nay, đặc biệt là ở những người lớn tuổi.
2. Viêm khớp dạng thấp thường biểu hiện như thế nào?
Triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp ban đầu chỉ là đau nhức tại các khớp nhỏ như ngón tay, cổ tay, bàn chân. Tuy nhiên sau khi bệnh tiến triển, cơn đau có thể xảy ra ở các khớp lớn hơn như: khớp vai, khớp gối, khuỷu tay, hông…
Ngoài các triệu chứng đặc trưng tại khớp, người bệnh viêm khớp dạng thấp còn bắt gặp một số triệu chứng toàn thân điển hình như sau:
2.1 Viêm khớp dạng thấp bệnh học: triệu chứng toàn thân
– Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, trì trệ ở giai đoạn đầu.
– Xuất hiện tê bì tại các đầu chi, chân tay ra mồ hôi, sốt nhẹ.
– Đau nhức toàn thân ngay cả khi không vận động mạnh.
– Biến chứng tới các bộ phận khác trên cơ thể như: da, mắt, mạch máu, tim, phổi… ở giai đoạn nặng.
2.2 Viêm khớp dạng thấp bệnh học: triệu chứng tại khớp
Đau, cứng khớp
Quá trình gây ra phản ứng viêm của bệnh viêm khớp dạng thấp khiến các khớp bị tổn thương nặng nề. Khi đó, các cơn đau âm ỉ sẽ xuất hiện nhiều về đêm và tăng dần vào buổi sáng. Đặc biệt, tình trạng cứng khớp thường xuất hiện trong khoảng 30 phút khi thức dậy khiến người bệnh gặp không ít khó khăn
Bệnh nhân sẽ cảm nhận rõ được tính đối xứng tại các vị trí đau trong cơ thể, chỉ cần một bên khớp xuất hiện viêm đau thì bên còn lại cũng sẽ có biểu hiện tương tự.
Sưng nóng đỏ tại vùng khớp bị viêm
Tại các vùng khớp bị sưng đỏ do dịch tụ lại trong khớp như: khớp tay, ngón tay, cổ tay, khớp gối, khớp chân, người bệnh có thể cảm nhận được sự ấm, nóng khi sờ trực tiếp vào vùng da quanh khớp. Ở giai đoạn nặng còn xuất hiện mụn đỏ (các nốt thấp khớp) có đường kính 5 – 20mm trên vùng da tổn thương.
Khó cử động các khớp
Người bệnh thường cảm nhận rõ sự khó khăn khi co duỗi chân, đầu gối hay phần cánh tay. Tại các ngón tay cũng khó nắm chặt. Khớp vai căng cứng, khó quay bả vai.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các triệu chứng có thể biểu hiện khác nhau. Thời điểm bệnh khởi phát thường có dấu hiệu sưng, đau, làm người bệnh khó chịu, mất ngủ, sức khỏe yếu dần đi đáng kể. Tuy nhiên, các dấu hiệu này cũng có thể biến mất dần khi cơn đau đi qua.
Triệu chứng sưng, đỏ và nóng da tại các vùng khớp bị viêm ở người bệnh mắc viêm khớp dạng thấp.
3. Bệnh viêm khớp dạng thấp xảy ra do đâu?
Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công lớp màng hoạt dịch bảo vệ khớp. Kết quả là xảy ra tình trạng viêm làm dày bao hoạt dịch, theo thời gian sẽ phá hủy sụn và xương trong khớp, kéo theo các gân và dây chằng bị yếu đi. Tình trạng này kéo dài khiến khớp mất đi sự liên kết và hình dạng ban đầu.
Hiện nay, chưa có nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng viêm khớp dạng thấp được được ra. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chỉ ra một vài yếu tố thúc đẩy bệnh khởi phát như:
– Yếu tố miễn dịch
– Di truyền
– Tuổi tác
– Cân nặng
4. Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp ở người bệnh
Có nhiều phương pháp chẩn đoán khác nhau được bác sĩ áp dụng để kiểm tra tình trạng của từng người bệnh. Trong đó các chẩn đoán hình ảnh giúp chỉ ra các tổn thương hiện hữu tại khớp, ngoài ra xét nghiệm máu và yếu tố dạng thấp có vai trò đánh giá các tổn thương khớp cũng như tiên lượng về tiến triển của bệnh.
4.1 Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp bệnh học qua hình ảnh
Kỹ thuật chụp X-Quang và chụp cộng hưởng từ (MRI) được áp dụng nhiều để chẩn đoán các tổn thương tại sụn khớp và xương dưới sụn. Ngoài ra, kỹ thuật chụp MRI còn giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng tràn dịch ở khớp hay viêm màng hoạt dịch.
Bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm liệu pháp siêu âm khớp để đánh giá chuẩn xác bệnh.
Hình ảnh khớp bị biến dạng sau khi thực hiện chụp X-quang chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp.
4.2 Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp bệnh học qua xét nghiệm máu
Một số loại xét nghiệm thường sử dụng để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp bao gồm:
– Công thức máu toàn phần: Xét nghiệm này giúp đánh giá mức độ thiếu máu khi người bệnh bị viêm khớp dạng thấp kéo dài. Khi đó, số lượng bạch cầu có thể tăng và tiểu cầu trong máu cũng tăng.
– Tăng tốc độ máu lắng (ESR) và Protein phản ứng C (CRP): Can thiệp vào quá trình đánh giá tình trạng viêm và dùng trong theo dõi đáp ứng điều trị.
– Kháng thể kháng CCP (anti-cyclic citrullinated peptide antibodies – anti-CCP): Phương pháp này có hiệu quả cao trong chẩn đoán viêm khớp dạng thấp. Lượng Anti-CCP có cao hay không là tiền đề phản ánh mức độ tiên lượng nặng của bệnh.
4.3 Xét nghiệm yếu tố thấp khớp
Xét nghiệm yếu tố thấp khớp (RF) là loại xét nghiệm máu đơn giản để đo globulin miễn dịch kháng lại đoạn Fc của loại phân tử Globulin IgE. Nồng độ RF trong máu càng cao được xem là tiên lượng bệnh viêm khớp dạng thấp càng nặng.
Viêm khớp dạng thấp tuy không thể điều trị hoàn toàn nhưng nếu có phương pháp chăm sóc và điều trị kịp thời, đúng cách sẽ giúp cải thiện bệnh và giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm mà bệnh gây ra. Vì vậy, khi có các biểu hiện liên quan tới viêm khớp dạng thấp, người bệnh nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp để thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.