Viêm họng hạt mạn tính khó trị dứt điểm, dễ dàng tái phát, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đây là điều mà người bệnh nên lo lắng và cần trang bị cho mình những cách xử trí phù hợp trước bệnh lý này.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về bệnh viêm họng hạt thể mạn tính
1.1. Nguyên nhân và cơ chế hình thành viêm họng hạt mạn tính
Viêm họng hạt thể mạn tính thường phát triển từ quá trình viêm nhiễm cấp tính, không được chữa trị đúng cách, dẫn đến tình trạng kéo dài và tái phát. Cơ chế hình thành bệnh thường diễn ra như sau:
– Viêm nhiễm cấp tính:
Viêm họng cấp thường xuất hiện do nhiễm trùng virus hoặc vi khuẩn, gây kích thích và tổn thương niêm mạc họng.
– Tự phục hồi hoặc điều trị đúng cách:
Trong một số trường hợp, cơ thể có thể có khả năng tự phục hồi từ viêm nhiễm cấp tính. Việc điều trị kịp thời, đúng cách cũng có thể làm giảm các triệu chứng viêm họng sau một thời gian ngắn, khoảng 3 – 5 ngày.
– Không điều trị đúng cách:
Nếu không có sự chăm sóc hoặc điều trị đúng cách, niêm mạc họng có thể không hồi phục, và quá trình viêm nhiễm có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính.
– Hình thành viêm họng hạt mạn
Niêm mạc họng đỏ bầm, dày lên. Các tổ chức hạch bạch huyết sau thành họng khi này phát triển mạnh, làm niêm mạc họng gồ lên, xuất hiện các đám xơ hóa to nhỏ không đều có màu hồng hoặc đỏ. Tổ chức bạch huyết quá phát có khi tập trung thành trụ giả của amidan.
– Tăng tiết dịch nhầy
Viêm họng hạt mạn càng phát triển khi không được điều trị kịp thời. Khi đó, các hạt và trụ giả niêm mạc họng nhiều hơn, tình trạng chảy nhầy thường xuyên.
Một số yếu tố nguy cơ hình thành viêm họng hạt thể mạn tính có thể kể đến như: nhiễm trùng lân cận; ô nhiễm; chế độ dinh dưỡng mất cân đối; sử dụng thuốc lá, rượu bia; thể dị ứng;…
1.2. Triệu chứng của viêm họng hạt mạn tính
Các triệu chứng của viêm họng hạt mạn khá tương đồng với viêm họng, nhưng tình trạng thường khó chịu hơn. Bên cạnh đó, bệnh cũng có những biểu hiện điển hình nhằm phân biệt với các bệnh lý khác. Các triệu chứng viêm họng hạt mạn bao gồm:
– Đau họng, nuốt khó
– Vướng ở khu vực họng
– Ho nhiều
– Sốt
– Khàn/mất tiếng
– Các hạt ở thành họng
Một số triệu chứng điển hình của bệnh hô hấp cũng thường xuất hiện ở người bị viêm họng hạt mạn. Vì thế, không nên chủ quan trước các dấu hiệu nguy cơ bệnh hô hấp mà loại bỏ chẩn đoán viêm họng hạt thể mạn tính.
2. Vì sao viêm họng hạt mạn dễ tái phát, khó dứt điểm?
Mạn tính thể tình trạng bệnh thường xuyên xuất hiện và không điều trị đúng cách hình thành. Chính vì thế, việc điều trị thường tốn nhiều thời gian. Trong các trường hợp bội nhiễm hoặc biến chứng, việc điều trị càng phức tạp và khó khăn hơn. Thông thường, viêm họng mạn có tính dễ tái phát và cần có lộ trình điều trị phù hợp theo thể trạng để tránh tình trạng nhờn thuốc. Đây cũng là lý do vì sao nếu không được theo dõi cẩn thận, viêm họng hạt mạn rất khó dứt điểm.
Bệnh cũng dễ tái phát do nhiều nguyên nhân:
– Hầu họng của chúng ta dễ phải tiếp xúc với ô nhiễm, bụi, chất hóa học, thuốc lá, các đồ cay nóng hoặc quá lạnh.
– Niêm mạc họng khá mỏng manh, dễ tổn thương.
– Người bệnh lạm dụng kháng sinh dẫn đến điều trị không hiệu quả
– Những thói quen xấu: Lạm dụng xịt họng khiến họng khô, dễ viêm nhiễm; hay khạc nhổ; hay ăn đồ cay nóng; không giữ ấm cổ họng;…
– Không cẩn trọng trước các biểu hiện bệnh, thường để bệnh nặng mới điều trị
– Sức đề kháng yếu
3. Làm thế nào để chữa viêm họng hạt thể mạn tính?
Viêm họng hạt thể mạn tính có thể điều trị nếu xác định sớm bệnh do nguyên nhân nào gây nên cũng như bệnh sử và có cách điều trị tương ứng do bác sĩ chỉ định. Các chỉ định thông thường có thể bao gồm:
3.1. Điều trị nguyên nhân
– Điều trị bệnh lý lân cận như viêm mũi, viêm Amidan, viêm VA, viêm xoang,…
– Điều trị nguyên nhân hội chứng trào ngược: thuốc kháng H+, thuốc kháng H2,…
– Tránh các yếu tố kích thích: cồn, thuốc lá,…
– Bảo hộ lao động, bảo vệ mũi họng
3.2. Điều trị tại chỗ
– Bôi, súc họng
– Giảm viêm, giảm đau
– Nhỏ mũi, rửa mũi
– Khí dung họng
3.3. Điều trị triệu chứng
– Thuốc làm lỏng dịch nhầy
– Kháng viêm
– Chống dị ứng
– Giảm ho
3.4. Điều trị toàn thân
– Kháng sinh trong trường hợp bác sĩ chỉ định
– Thay đổi lối sống, bảo vệ cơ thể
– Tăng cường thể trạng: uống vitamin, uống nước, tập thể dục,…
4. Những lưu ý khi điều trị viêm họng hạt thể mạn tính
Người bệnh cần tránh những sai lầm trong điều trị viêm họng hạt mạn, khiến bệnh dai dẳng, khó điều trị, dễ tái phát:
– Tự điều trị không theo chỉ định và theo dõi của bác sĩ, đặc biệt là tình trạng tự sử dụng kháng sinh, ngưng dùng thuốc khi chưa hết đợt điều trị, lạm dụng xịt họng không theo chỉ định, tự điều trị theo đơn thuốc của người khác,…
– Không thăm khám và chữa bệnh đúng nguyên nhân
– Không tránh các tác nhân dễ kích thích, không bảo vệ mũi họng cẩn trọng
– Thực hiện các mẹo dân gian, các bài thuốc dân gian truyền miệng hoặc trên mạng
Nhưng sai lầm này là nguyên nhân khiến cho bệnh viêm họng hạt mạn dễ trở nặng, đồng thời, việc điều trị khó khăn hơn. Bên cạnh đó, cần nâng cao ý thức bảo vệ hầu họng để tránh tình trạng tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn xâm nhập, tái phát bệnh với các triệu chứng nặng và dai dẳng hơn.
Lời kết:
Viêm họng hạt mạn tính là bệnh lý có tính dai dẳng, khó điều trị trong một sớm một chiều. Quá trình điều trị bệnh cần sự cẩn trọng hợp tác từ người bệnh, sự theo dõi của bác sĩ và phản hồi kịp thời của người bệnh. Chính vì thế, hãy chọn cho mình một cơ sở tai mũi họng uy tín để thăm khám bệnh khi có các dấu hiệu nghi ngờ và an tâm điều trị theo phác đồ phù hợp mà bác sĩ đã chỉ định.