Viêm đại tràng là bệnh lý thường gặp ở đường tiêu hóa, gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu các thông tin về bệnh viêm đại tràng, triệu chứng nhận biết viêm đại tràng, viêm đại tràng phác đồ điều trị chuẩn được thực hiện để có thể chủ động đối phó đúng cách với bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh viêm đại tràng
Viêm đại tràng gặp phải khi có tình trạng viêm nhiễm tạo thành các tổn thương viêm, loét khu trú tại vùng niêm mạc mạc đại tràng và gây ra những triệu chứng đau đớn, khó chịu.
Khi đại tràng xuất hiện dấu hiệu viêm cần tiến hành điều trị dứt điểm sớm. Điều trị bệnh ở giai đoạn sớm sẽ cho hiệu quả tốt. Nếu để tình trạng này kéo dài, bệnh viêm loét đại tràng thường dễ bị biến chứng và gây nên các bệnh lý nguy hiểm như thủng đại tràng, ung thư đại tràng,…
Những nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng bao gồm:
– Do chế độ ăn uống không điều độ, ăn uống không đảm bảo vệ sinh;
– Rối loạn nhu động ruột;
– Viêm đại tràng do gặp phải các vấn đề tiêu hóa như khó tiêu, táo bón, bệnh lý dạ dày,…;
– Lạm dụng kháng sinh liên tục kéo dài;
– Do căng thẳng, stress.
2. Triệu chứng nhận biết về viêm đại tràng
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương viêm nặng hay nhẹ mà đại tràng sẽ xuất hiện các triệu chứng thường gặp như: đau đớn khó chịu, xuất hiện vết viêm loét, xuất huyết,… Các triệu chứng này có sự khác nhau ở viêm đại tràng cấp tính và viêm đại tràng mạn tính. Cụ thể:
2.1. Với viêm đại tràng cấp tính
Khi bị viêm loét đại tràng thể cấp tính, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như sau:
– Ở viêm loét xảy ra do lỵ amip: Người bệnh sẽ cảm thấy đau vùng bụng thường xuyên. Có thể chỉ đau âm ỉ ở bụng dưới hoặc cũng có thể đau quặn thắt, dữ dội. Mỗi khi đi đại tiện chỉ ra được một ít phân, phân có thể có lẫn cả máu và chất nhầy.
– Ở viêm đại tràng do trực khuẩn: Người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng sốt, bị đau bụng, đi ngoài. Nếu tình trạng này kéo dài khiến người bệnh bị mất nước, nghiêm trọng hơn có thể là trụy tim mạch.
2.2. Với viêm đại tràng mạn tính
Những người bị viêm đại tràng cấp tính không điều trị sẽ tiến triển thành mạn tính. Viêm đại tràng mạn tính với các triệu chứng có thể xảy ra như:
– Người bệnh bị đau bụng theo từng cơn. Ở mỗi lần đau bụng đều có cảm giác muốn đi đại tiện. Thông thường, thời điểm đau bụng sẽ gặp phải lúc ngủ dậy và sau khi ăn xong. Cảm giác đau bụng sẽ hết sau khi đi đại tiện và trong người sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
– Người bệnh viêm đại tràng mạn tính có thể gặp táo bón, ăn uống khó tiêu. Phân của người bệnh thường ít, tính chất cứng và khô. Thông thường tình trạng này thường gặp phải nhiều hơn ở nữ giới và ở người già.
– Một biểu hiện khác của viêm đại tràng mạn tính là rồi loạn phân. Người bệnh bị tiêu chảy hoặc táo bón diễn ra lần lượt và bị kéo dài trong suốt nhiều năm.
3. Phác đồ chuẩn điều trị viêm đại tràng
Phác đồ điều trị viêm đại tràng chuẩn cần thực hiện đúng theo yêu cầu 3 đúng bao gồm: Chẩn đoán đúng, điều trị đúng phương pháp và phòng bệnh đúng cách.
3.1. Thực hiện chẩn đoán viêm đại tràng
Nội soi dạ dày đại tràng là phương pháp tiêu chuẩn giúp phát hiện các bệnh lý ống tiêu hóa bao gồm cả ung thư.
Đối với bệnh viêm đại tràng, bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi xuất phát từ hậu môn lên tới trực tràng và đại tràng. Ống nội soi mềm có đầu gắn camera, truyền tải hình ảnh bên trong lòng đại tràng. Nhờ đó, bác sĩ có thể quan sát thấy mọi bất thường, phát hiện các bệnh lý nếu có. Khi phát hiện viêm đại tràng, bác sĩ đánh giá tình trạng viêm, thực hiện lấy mẫu sinh thiết mô bệnh học nếu có nghi ngờ ác tính hoặc can thiệp cầm máu trong trường hợp có tổn thương chảy máu trong lòng đại tràng. Đây cũng là lợi thế chỉ có ở nội soi mà các phương pháp chẩn đoán khác không thể thực hiện.
3.2. Điều trị viêm đại tràng đúng phác đồ
Khi đã có chẩn đoán đúng về viêm đại tràng, bác sĩ sẽ đưa phương pháp điều trị phù hợp dựa theo mức độ bệnh. Người bệnh sẽ thực hiện điều trị đúng theo chỉ định viêm đại tràng phác đồ sau:
– Các trường hợp viêm vừa và nhẹ, người bệnh được chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học. Những loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm đại tràng gồm có: thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống ký sinh trùng, thuốc chống co thắt, thuốc tiêu chảy,… Cụ thể về thuốc điều trị sẽ được bác sĩ kê đơn chi tiết. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc không theo đơn hoặc thay đổi đơn kê. Uống thuốc đúng loại, đúng liều, đúng theo hướng dẫn sử dụng.
– Các trường hợp viêm nghiêm trọng, có biến chứng nguy hiểm hoặc không đáp ứng yêu cầu điều trị ngoại khoa, bác sĩ sẽ cần can thiệp ngoại khoa tiến hành phẫu thuật cắt đi một phần hoặc toàn phần đại trực tràng.
3.3. Phác đồ phòng ngừa viêm đại tràng
Phòng ngừa viêm đại tràng phần lớn đến từ chế độ ăn khoa học và điều chỉnh lối sống lành mạnh.
– Ăn uống đa dạng các nhóm thực phẩm, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Bạn cần ưu tiên đồ ăn mềm tốt cho tiêu hóa. Bổ sung rau xanh mỗi ngày để cung cấp đủ chất xơ giúp phòng chống táo bón.
– Uống nhiều nước.
– Hạn chế ăn đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhiều dầu mỡ, các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều muốn nhiều đường. Đây đều là nhóm thực phẩm làm gia tăng gánh nặng lên đường tiêu hóa và sẽ là tình trạng viêm thêm nghiêm trọng.
– Bỏ thuốc lá, không nên uống rượu bia.
– Không làm việc quá sức, đặc biệt lưu ý không thức quá khuya. Ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày sẽ giúp ích cho quá trình phục hồi và làm lành tổn thương của cơ thể.
– Kiểm soát căng thẳng, luôn giữ tinh thần thoải mái, suy nghĩ tích cực.
Mỗi người bệnh cần tuân thủ đúng theo viêm đại tràng phác đồ điều trị để nhanh chóng giải quyết bệnh hiệu quả, không gây biến chứng hay ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Trên hết, người bệnh viêm đại tràng cần chủ động thăm khám chuyên khoa tiêu hóa để được hướng dẫn điều trị chi tiết.