Con số người mắc ung thư đang tăng lên không ngừng, dự báo năm 2020 cả nước sẽ có 190.000 người mắc ung thư mới. Liệu con số này có làm bạn lo sợ? Và bạn đã làm gì để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân?
Dự đoán 190.000 người mắc ung thư trong năm 2020
Xu hướng mắc bệnh ung thư đang gia tăng ở Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên, mỗi năm nước ta có khoảng 130.000 – 150.000 người mắc bệnh ung thư mới, và 75,000 người tử vong. Dự báo năm 2020, nước ta sẽ có 189.000 trường hợp mắc mới và số người chết do ung thư lên tới 82.000 người, chiếm 73,5% của tổng số người bệnh. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong trung bình do ung thư trên thế giới là 59,7%. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ tử vong trung bình là 67,8 phần trăm và ở các nước phát triển, tỷ lệ này thấp hơn nhiều, chỉ có 49,4 phần trăm. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có số tử vong do ung thư lớn nhất trên thế giới.
Theo kết quả nghiên cứu, hiện nay bệnh nhân ung thư Việt Nam đang phải gánh chịu những hệ lụy tài chính nặng nề từ việc điều trị ung thư. Đa số bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, khiến việc điều trị khó khăn, tốn kém, tỷ lệ tử vong cao. Chỉ có 14% trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Nhiều gia đình phải đối mặt với tình trạng thâm hụt tài chính nặng nề.
Theo các chuyên gia y tế, nếu không hành động ngay từ bây giờ thì trong 15 năm tới, khi số lượng bệnh nhân ung thư ở châu Á tăng lên 70%, bệnh ung thư sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ hệ thống chăm sóc sức khỏe, đời sống xã hội và nền kinh tế của các quốc gia châu Á. Ung thư đã được Chính phủ và Bộ y tế nhận định là vấn đề sức khỏe ưu tiên trong “Chiến lược Quốc gia phòng, chống bệnh ung thư và các bệnh không lây nhiễm” giai đoạn 2015-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành ngày 20/3/2015.
Đã đến lúc phải biết “sợ” và hành động trước khi quá muộn
Để phòng chống ung thư, chúng ta cần kiểm soát nguy cơ gây bệnh như không hút thuốc lá, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống các bệnh lây nhiễm, đồng thời nâng cao kiến thức về bệnh ung thư. Ngoài ra, cần đầu tư nhiều hơn vào việc phát hiện sớm những loại ung thư phổ biến, nhằm giảm chi phí điều trị, gánh nặng kinh tế, cải thiện tỷ lệ sống.
Hãy hành động trước khi quá muộn:
Tiêm phòng và có lối sống lành mạnh
Thuốc lá là nguyên nhân gây nên 30% bệnh ung thư. Thực phẩm có chứa chất bảo quản và hóa chất độc hại cũng gây nên 30% trường hợp ung thư. 5-10% trường hợp liên quan đến yếu tố di truyền. Các bệnh lây nhiễm như HIV, HPV, viêm gan B, C; tiếp xúc với hóa chất độc hại… cũng là những nguyên nhân lớn dẫn tới ung thư.
Vì vậy, để phòng tránh ung thư, trước tiên, bạn cần tiêm phòng đầy đủ (tiêm phòng viêm gan B để phòng ung thư gan; tiêm phòng HPV để phòng ung thư cổ tử cung và 1 số bệnh ung thư khác), đồng thời có lối sống lành mạnh như quan hệ tình dục an toàn, chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo an toàn, tập thể dục đều đặn, vv…
Thăm khám sức khỏe chủ động để phát hiện bệnh sớm
Hiện nay tại một số nước phát triển, y học đã chữa khỏi được trên 80% các bệnh ung thư. Có được kết quả trên là nhờ các thành tựu trong phát hiện sớm, chuẩn đoán và điều trị ung thư. Tại Việt Nam, theo thống kê, có trên 70% bệnh nhân ung thư đến khám và điều trị ở giai đoạn cuối. Chính vì vậy mà hiệu quả điều trị không cao, kéo theo đó là thời gian điều trị và chi phí tăng cao.
Theo các chuyên gia, quá trình phát triển của ung thư tương đối dài, có thể diễn biến từ 10 – 20 năm, bắt đầu từ những điều kiện bất thường. Chẳng hạn như ung thư gan, bắt đầu từ nhiễm virus viêm gan B, C cấp tính – mãn tính – xơ gan – ung thư gan… Nếu chủ động khám tầm soát ung thư ngay từ bây giờ – khi cơ thể bạn hoàn toàn khỏe mạnh, không hề có triệu chứng của ung thư có thể phát hiện ra những bất thường, mầm mống ung thư từ rất sớm và điều trị có hiệu quả. Đối với nhiều bệnh ung thư, tỷ lệ chữa khỏi có thể lên tới 90-100% ở giai đoạn sớm nhất.
Là đơn vị luôn dẫn đầu trong các gói khám sức khỏe, Bệnh viện Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ hàng đầu đã nghiên cứu và xây dựng các gói khám tầm soát ung thư phù hợp với nhiều đối tượng có nguy cơ mắc bệnh khác nhau như: Gói tầm soát ung thư cơ bản, nâng cao dành cho nam và nữ; Gói tầm soát ung thư từng bộ phận như: tầm soát ung thư vú, ung thư phổi, buồng trứng, đại trực tràng.