Ung thư đại tràng là một trong những bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến hàng đầu ở nước ta. Bệnh ung thư đại tràng có chữa khỏi không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị tích cực sớm.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh ung thư đại tràng có chữa khỏi không?
Ung thư đại tràng bắt nguồn từ các mô của đại tràng, phần dài nhất của ruột già. Tại Việt Nam, ung thư đại tràng là bệnh ung thư đường tiêu hóa dưới phổ biến ở cả đối tượng nam giới và nữ giới, có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng phổ biến hơn cả ở những người trên 40 tuổi, có polyp đại trực tràng, tiền sử gia đình có người mắc bệnh…
Trong số các yếu tố quyết định đến bệnh ung thư đại tràng có chữa khỏi không, giai đoạn tiến triển ung thư là một trong những yếu tố quan trọng. Ung thư đại tràng được các bác sĩ đánh giá có tiên lượng sống tốt ở giai đoạn sớm và hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được điều trị tích cực.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tiên lượng sống sau 5 năm chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân ung thư đại tràng là:
- Giai đoạn I: khi ung thư vẫn giới hạn trong đại tràng, các tế bào ung thư phát triển trong niêm mạc đại tràng, bệnh nhân có tiên lượng tốt nhất, khoảng 92%.
- Giai đoạn II: tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư giai đoạn IIA là khoảng 87%, giai đoạn IIB là 63%.
- Giai đoạn III: khi ung thư bắt đầu lan đến các hạch bạch huyết lân cận bệnh nhân giai đoạn IIIA có 89% cơ hội sống, giai đoạn IIIB là 69% và IIIC là 53%.
- Giai đoạn IV: là giai đoạn ung thư di căn đến các cơ quan ở xa. Bệnh nhân ung thư giai đoạn này có khoảng 11% cơ hội sống.
2. Điều trị ung thư đại tràng như thế nào?
Một trong những yếu tố quan trọng khác quyết định ung thư đại tràng có chữa khỏi không là phác đồ điều trị bệnh. Dựa trên giai đoạn tiến triển ung thư và tình trạng tiến triển bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể.
- Phẫu thuật: tùy theo vị trí ung thư mà bác sĩ sẽ chỉ định cắt nửa đại tràng, đoạn đại tràng hay toàn bộ đại tràng. Diện cắt đảm bảo cách xa khối u ít nhất 5 cm. Một số trường hợp u đã xâm lấn ra xung quanh có thể vẫn còn mổ triệt căn bao gồm cắt đại tràng và tổ chức xung quanh bị xâm lấn. Trường hợp u không còn chỉ định điều trị triệt căn, có thể thực hiện nối tắt hay mở thông đại tràng với mục đích điều trị tạm thời.
- Xạ trị: giảm kích thước khối u, tạo điều kiện thuận lợi cho phẫu thuật và giảm nguy cơ ung thư tái phát tại chỗ. Xạ trị có thể chỉ định trước hay sau phẫu thuật. Tia xạ tạm thời, chống đau được chỉ định cho bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn khi không thể phẫu thuật.
- Hóa trị: phương pháp điều trị toàn thân sử dụng hóa chất gây độc tế bào ung thư. Hóa trị liệu có thể được kết hợp với xạ trị.
Tại Bệnh viện Thu Cúc, trực tiếp lên phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư là đội ngũ chuyên gia giỏi từ Singapore, trong đó có TS. BS Zee Ying Kiat. Ngoài điều trị các bệnh ung thư chung, BS Zee có quan tâm đặc biệt đến các bệnh ung thư đường tiêu hóa.