Triệu chứng cảnh báo đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là bệnh khá phổ biến ở nam giới trong độ tuổi từ 30 đến 60, bệnh nếu phát hiện sớm và điều trị phù hợp có thể khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng, tuy nhiên nếu điều trị muộn và không dứt điểm sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như khả năng đi lại của người bệnh.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cơ bản về chứng đau thần kinh tọa như triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Hình ảnh người bị thoát vị đĩa đệm -một trong những nguyên nhân gây chứng đau thần kinh tọa

Hình ảnh người bị thoát vị đĩa đệm -một trong những nguyên nhân gây chứng đau thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh dài nhất cơ thể bắt đầu từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân, nó chi phối các động tác của chân, góp phần tạo nên các động tác đi lại, đứng ngồi của hai chân.

1. Biểu hiện chứng đau thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa thường đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng 5 và rễ thần kinh sống 1. Nếu rễ thần kinh lưng số 5 bị tổn thương thì có hiện tượng đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống ngoài động mạch cẳng chân tới tận ngón chân út. Nếu rễ thần kinh số 1 bị tổn thương, người bệnh đau dọc ra phía sau mông, thẳng xuống sau đùi, xuống phía sau bắp cẳng chân và tận tới phía ngoài bàn chân. Trường hợp đau thần kinh tọa trên thường có cảm giác đau tới phía trên đầu gối. Nếu bị đau dây thần kinh tọa dưới thì đau lan tới mắt cá ngoài bàn chân.

 Người bị đau thần kinh tọa nếu nặng có thể mất khả năng lao động

Người bị đau thần kinh tọa nếu nặng có thể mất khả năng lao động

Đau dây thần kinh tọa nếu nhẹ người bệnh vẫn đi lại, làm việc bình thường. Nếu đau nặng có thể ảnh hưởng nghiêm tròng tới khả năng lao động, vận động của người bệnh.

2. Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa

Các nguyên nhân gây đau thần kinh tọa có thể gặp như: những tổn thương cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh, thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng. Ngoài ra, có thể do 1 số nguyên nhân khác như: gai đôi, tổn thương mắc phải ở vùng cột sống thắt lưng như chấn thương, u, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa cột sống thắt lưng, viêm đốt sống do nhiễm khuẩn,…

3. Điều trị đau thần kinh tọa

Điều trị chứng đau thần kinh tọa cần phải căn cứ vào yếu tố căn nguyên, không chỉ dừng lại ở điều trị triệu chứng. Tốt nhất, để điều trị kết quả tốt cần kết hợp các biện pháp nội khoa, ngoại khoa, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng.

Khám chuyên khoa định kỳ là phương pháp tốt nhất giúp điều trị bệnh hiệu quả

Khám chuyên khoa định kỳ là phương pháp tốt nhất giúp điều trị bệnh hiệu quả

Lưu ý, trong thời gian đau cấp, người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh mọi di chuyển hoặc thay đổi tư thế làm căng dây thần kinh. Tư thế nằm nghỉ tốt nhất là nằm ngửa, hông và gối hơi gấp, nếu đau nhiều có thể nằm co chân.
Người bệnh đau thần kinh tọa cần tập thể dục thường xuyên nhẹ nhàng, nên áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, nhằm tăng sự mềm mại của cột sống. Tránh mọi tổn thương cho cột sống, tránh bưng vác nặng hay tư thế cúi khom người.
Ngoài ra, chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý cũng góp phần hỗ trợ điều trị bệnh, người bệnh cần bỏ rượu, không hút thuốc lá, cần thiết giảm cân với những người béo phì, tránh làm việc căng thẳng gây stress.
Các tư thế lao động, sinh hoạt hàng ngày cần lưu ý, bảo đảm tư thế giữ cột sống luôn thẳng, không rũ vai, gù lưng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital