Trẻ biếng ăn thì phải làm sao là một câu hỏi gây đau đầu của các bậc làm cha mẹ. Khi bé yêu của mẹ không thèm ăn, biếng ăn, ba mẹ sẽ vô cùng lo lắng ép con trong việc ăn uống hàng ngày.Tuy nhiên cách này không mang lại hiệu quả cao. Cùng chúng tôi tìm hiểu chủ đề này thông qua bài viết dưới đây nhé.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, bỏ ăn là gì?
1.1 Thực đơn món ăn không hợp khẩu vị, ăn đi ăn lại nhiều lần
Bé tuy còn là trẻ con nhưng cũng giống như khẩu vị ở bất kỳ độ tuổi nào. Nếu như món ăn đó bé không thích. Hoặc món ăn lặp đi lặp lại quá nhiều lần trong thời gian ngắn. Đều là những nguyên nhân khiến cho trẻ chán ăn, biếng ăn.
1.2 Bé đang cảm thấy không khỏe, ốm
Khi bé bị ốm thì cũng có thể là nguyên nhân khiến cho bé lười ăn, ít ăn hơn trước. Vì thế, nếu như bé có dấu hiệu biếng ăn kèm với một số triệu chứng như ho, sổ mũi, sốt nhẹ,… hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám bác sĩ để phát hiện sớm vấn đề của trẻ bạn nhé.
1.3 Bé thích ăn bữa phụ và đã ăn quá no
Gia đình thường cho bé ăn những bữa nhỏ, nên đôi khi những đồ ăn bữa phụ khiến bé no chưa kịp tiêu hóa đã đến bữa chính. Một số loại đồ ăn có thể gây no lâu ở trẻ như bánh kẹo, snack, khoai tây chiên… Đây đều là những món ăn nhiều chất tạo ngọt nhân tạo không chỉ khiến bé đầy bụng mà còn gây hại về thể chất, trí não của bé.
Bên cạnh đó nếu như bé ăn những món này quá nhiều rất có thể sẽ gây sâu răng, rối loạn tiêu hoá, béo phì và các bệnh về tim mạch.
1.4 Bé bị thiếu vitamin và khoáng chất
Nếu như bé bị thiếu kẽm, selen rất có thể sẽ khiến bé ăn không ngon miệng và biếng ăn, thường xuyên bỏ ăn. Bé cần nhanh chóng được bổ sung những chất này. Nếu không sẽ gây suy dinh dưỡng ở trẻ, trẻ còi cọc, chậm phát triển trí não.
2. Trẻ biếng ăn thì phải làm sao?
Nhiều bố mẹ vô cùng lo lắng nếu như hiện tượng này kéo dài. Nhiều gia đình tìm đủ mọi cách để con có thể ăn trở lại nhưng không thành công. Tham khảo một vài phương pháp dưới đây để cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ.
2.1 Hãy để bữa cơm của con trở nên vui vẻ
Những năm tháng đầu đời bé luôn mong muốn được khám phá. Khi ăn cha mẹ có thể thử cho bé được chạm vào đồ ăn, tự ăn. Tuy nhiên hãy luôn đảm bảo bé được hướng dẫn và vệ sinh tay chân trước khi ăn nhé. Nếu như bé tự ăn, việc cha mẹ khuyến khích, vỗ tay khen thưởng cũng khiến bé hứng thú với việc ăn hơn.
2.2 Không nên để bữa ăn trở nên căng thẳng
Khi bé biếng ăn, cha mẹ không nên quá sốt ruột mà bắt ép, điều này có thể khiến bé bị căng thẳng và sợ ăn.
2.3 Chú ý thời gian mỗi bữa ăn của bé
Nhiều bé vô cùng hiếu động, rất khó ngồi im trong suốt bữa ăn của bé. Bữa ăn của bé không nên kéo dài mà chỉ nên trong khoảng 30’, kể cả bé có ăn ít đi chăng nữa. Chính những thói quen này sẽ giúp bé có một thói quen ăn uống điều độ hơn.
2.3 Khoảng cách hợp lý giữa các bữa ăn
Mỗi bữa ăn của bé cần được cách nhau một khoảng thời gian hợp lý, gia đình nên cho bé ăn cách bữa khoảng 4 – 5 tiếng, với khẩu phần ăn vừa phải, bởi vì:
– Khoảng cách giữa các bữa ăn nếu như quá gần: Bé vẫn no và chưa có cảm giác đói để ăn.
– Khoảng cách giữa các bữa ăn nếu như quá xa: Tình trạng biếng ăn sẽ trầm trọng hơn do bé đã cảm thấy mệt lả, không muốn ăn.
Việc ăn vặt, ăn linh tinh khiến ảnh hưởng nghiêm trọng đến bữa ăn chính, bữa ăn phụ của trẻ, vì vậy nên việc này cũng cần được hạn chế.
2. 4 Luôn kiên nhẫn với bé khi thử đồ ăn mới
Bé bị biếng ăn và gia đình mong muốn thử một loại đồ ăn bổ dưỡng mới không phải một điều dễ. Để bé có thể dễ dàng chấp nhận, cha mẹ nên trải nghiệm cùng bé món mới. Bé có cảm giác được đồng hành, khen ngợi sẽ dễ chấp nhận món ăn hơn.
2.5 Cha mẹ nên tham khảo trực tiếp ý kiến của bác sĩ
Việc tham khảo khẩu phần ăn để xây dựng cho trẻ một chế độ sinh hoạt, ăn uống là vô cùng cần thiết. Thông qua việc kiểm tra, thăm khám, bác sĩ sẽ nhanh chóng tìm được nguyên nhân và tư vấn giúp ba mẹ xây dựng cho bé yêu một chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng trường hợp.
Hy vọng thông qua bài viết trên các bạn đã biết những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn và có câu trả lời khi trẻ biếng ăn thì cha mẹ phải làm sao rồi. Quan sát những thay đổi của con và xây dựng một chế độ ăn, chế độ sinh hoạt hợp lý là vô cùng quan trọng trong những năm tháng đầu đời của trẻ. Theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để có được những kiến thức bổ ích chăm sóc trẻ nhỏ bạn nhé.