Trào ngược dạ dày không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Từ viêm thực quản, hẹp thực quản cho đến ung thư thực quản, bệnh có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy trào ngược dạ dày biến chứng như thế nào và làm sao để phòng ngừa?
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về bệnh trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày (GERD) xảy ra khi dịch vị acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Điều này có thể gây ra cảm giác nóng rát ở vùng ngực, ợ chua, khó nuốt và các triệu chứng khác như ho kéo dài hoặc khàn tiếng. Nếu tình trạng này kéo dài và không được điều trị đúng cách, bệnh sẽ không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
2. Trào ngược dạ dày biến chứng: 5 tình trạng bạn cần cẩn trọng
2.1. Trào ngược dạ dày biến chứng thành viêm thực quản
Acid từ dạ dày trào lên thường xuyên có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm và loét. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau rát khi nuốt, thậm chí có thể bị nuốt nghẹn.
– Dấu hiệu: Khó nuốt, đau khi nuốt, nóng rát vùng ngực.
– Nguy cơ: Nếu không được điều trị kịp thời, viêm thực quản có thể dẫn đến loét hoặc chảy máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình ăn uống và hấp thu dinh dưỡng.
2.2. Loét thực quản: Nguy cơ chảy máu nguy hiểm
Viêm thực quản kéo dài sẽ làm bào mòn niêm mạc, hình thành các vết loét. Loét thực quản không chỉ gây đau đớn mà còn có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết.
2.3. Trào ngược dạ dày biến chứng: Hẹp thực quản
Tổn thương liên tục ở thực quản sẽ để lại sẹo, gây hẹp đường thực quản. Lúc này, bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống vì thức ăn khó trôi xuống dạ dày, nuốt nghẹn, thức ăn mắc kẹt ở cổ, cảm giác nôn khi ăn.
2.4. Barrett thực quản
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của trào ngược dạ dày là Barrett thực quản- tiền đề của ung thư thực quản. Đây là tình trạng niêm mạc thực quản bị biến đổi, tăng nguy cơ phát triển thành ung thư.
– Triệu chứng: Giai đoạn đầu của Barrett thường không có biểu hiện rõ ràng, chỉ được phát hiện qua nội soi.
– Nguy cơ: Nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách, khoảng 5-10% bệnh nhân Barrett thực quản sẽ tiến triển thành ung thư thực quản.
2.5. Ung thư thực quản
Khi Barrett thực quản không được kiểm soát, nguy cơ tiến triển thành ung thư thực quản rất cao. Đây là loại ung thư có tiên lượng xấu nếu không được phát hiện sớm.
– Dấu hiệu: Khó nuốt, sụt cân không rõ nguyên nhân, đau tức vùng ngực.
– Tiên lượng: Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư thực quản thường thấp nếu bệnh đã ở giai đoạn muộn.
3. Trào ngược dạ dày biến chứng gây guy cơ ảnh hưởng ngoài thực quản
Không chỉ gây hại cho thực quản, trào ngược dạ dày còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác ngoài hệ tiêu hóa.
3.1. Ho mãn tính và viêm đường hô hấp
Acid trào ngược lên có thể gây kích thích cổ họng, dẫn đến ho kéo dài. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp phải các vấn đề hô hấp như viêm họng, viêm phế quản và hen suyễn.
3.2. Hôi miệng kéo dài
Trào ngược dạ dày khiến thức ăn và acid ứ đọng ở thực quản, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây mùi khó chịu.
3.3. Gián đoạn giấc ngủ
Những cơn trào ngược về đêm khiến người bệnh khó ngủ, thường thức dậy giữa đêm vì cảm giác nghẹn hoặc ho khan. Việc này lâu ngày có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, suy nhược và ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc.
4. Phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày và biến chứng
Việc phát hiện và theo dõi biến chứng sớm là vô cùng quan trọng.
– Nội soi thực quản – dạ dày: Giúp quan sát trực tiếp tổn thương, viêm loét hoặc Barrett thực quản.
– Đo pH thực quản 24h: Đánh giá mức độ acid trào ngược lên thực quản để xác định chính xác tình trạng bệnh.
– Đo áp lực và nhu động thực quản HRM giúp phát hiện các rối loạn thực quản, loại trừ các nguyên nhân có triệu chứng tương tự trào ngược.
Ba phương pháp trên được TCI ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả cho bệnh nhân. Đặc biệt, đây là một trong số ít cơ sở y tế có ứng dụng đo pH thực quản 24h và đo HRM, nâng cao hiệu quả chẩn đoán và giúp giải quyết gốc rễ, triệt để bệnh lý trào ngược.
5. Cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả trào ngược dạ dày
Việc điều trị trào ngược dạ dày đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
5.1. Thay đổi lối sống
– Tránh ăn quá no và không nằm ngay sau khi ăn.
– Hạn chế các thực phẩm kích thích như cà phê, đồ cay, và rượu bia.
– Nâng cao đầu giường khi ngủ để giảm tình trạng trào ngược về đêm.
5.2. Sử dụng thuốc
Thông thường, thuốc được sử dụng để điều trị trào ngược dạ dày thực quản thường thuộc các nhóm sau:
– Thuốc kháng acid: Giảm lượng acid trong dạ dày.
– Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Giúp ức chế quá trình sản xuất acid, hạn chế trào ngược.
– Thuốc tăng cường vận động dạ dày: Hỗ trợ thức ăn di chuyển nhanh hơn từ dạ dày xuống ruột non.
Các loại thuốc cần được sự chỉ định từ bác sĩ dựa trên tình trạng của bệnh nhân sau thăm khám và chẩn đoán kỹ lưỡng.
5.3. Phẫu thuật
Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật trong những trường hợp nặng hoặc khi điều trị bằng thuốc không hiệu quả.
Trào ngược dạ dày không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, từ viêm thực quản đến ung thư thực quản. Hiểu được trào ngược dạ dày biến chứng nguy hiểm ra sao để có lối sống lành mạnh và thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường ngay từ giai đoạn đầu.