Người bệnh khi bị ung thư thực quản sẽ gặp khó khăn trong ăn uống, đặc biệt là quá trình nuốt thức ăn. Vì thế trong thực đơn cho người bị ung thư thực quản cần chú ý lựa chọn những thực phẩm phù hợp để người bệnh dễ dàng ăn uống.
Khi chăm sóc người Bệnh ung thư thực quản. Người thân cần biết được những thức ăn tốt phù hợp với người bênh, đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể người bệnh phục hồi.
Menu xem nhanh:
Thực đơn cho người ung thư thực quản
1. Sữa, sữa chua và bánh mềm
Những thực phẩm này có đặc tính là mềm, dễ tiêu hóa sẽ giúp người bệnh dễ ăn, dễ nuốt hơn. Những thực phẩm này khi được cung cấp vào trong cơ thể sẽ bổ sung một nguồn năng lượng dồi dào, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, cải thiện dần tình trạng sức khỏe.
2. Trứng
Trứng là thực phẩm giàu protein giúp cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh phục hồi sức khỏe. Trong khi bị ung thư thực quản, người nhà có thể nấu trứng với cháo hoặc súp để người bệnh dễ nuốt hơn. Tránh ăn trứng luộc vì có thể gây nghẹn; trứng rán nhiều dầu mỡ cũng không tốt cho sức khỏe người bệnh.
3. Rau xanh và nước trái cây
Các loại rau củ quả và sinh tố trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe người bệnh. Trong khi điều trị ung thư thực quản, thực đơn hàng ngày của người bệnh cần bổ sung nhiều rau xanh và trái cây. Người bệnh nên ăn những loại rau xanh non, luộc nhừ hoặc xay nhuyễn nấu cùng cháo; nước ép trái cây lọc lấy nước để uống hoặc nấu cháo… giúp người bệnh dễ ăn uống hơn.
Lưu ý người bệnh nên tránh những thực phẩm chua bởi chúng có thể gây kích ứng cổ họng, khiến họng khó chịu, bệnh ung thư thực quản lâu lành.
4. Ăn nhiều tinh bột
Các loại ngũ cốc như gạo, lúa mì, bột yến mạch, khoai lang, khoai tây, sắn dây… là những thực phẩm giàu tinh bột rất tốt cho người bệnh ung thư thực quản. Những loại thực phẩm này có khả năng thấm hút dịch axit dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày và thực quản ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Để cải thiện sớm tình trạng sức khỏe, ngoài việc sử dụng những thực phẩm trên trong trong thực đơn ăn uống hàng ngày thì người bệnh cần:
- Hạn chế thực phẩm nhiều axit, cay, nóng và có quá nhiều gia vị. Tránh các món chiên xào nhiều dầu mỡ
- Ăn chậm, uống chậm giúp giảm bớt sự đau đớn và giúp người bệnh dễ chịu hơn khi ăn và nuốt.
- Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì để bệnh nhân ăn 3 bữa như người thường, hãy chia nhỏ thành 5 – 6 bữa trong ngày cho họ, đồng thời giảm lượng thức ăn trong từng bữa và ăn khi đói.
- Hít thở sâu và chậm khi cảm thấy buồn nôn.
Người nhà cần theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh và đưa bệnh nhân tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.