Thiếu máu khi mang thai – Mẹ phải làm sao?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Thiếu máu khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến khi mang thai nhưng nếu mẹ có chế độ dinh dưỡng khoa học và khám thai định kỳ thì cũng không quá đáng lo ngại.

1. Thiếu máu khi mang thai xảy ra như thế nào?

Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Đây là hiện tượng khá thường gặp khi mang thai, vì thế nên khi đi khám thai định kỳ, mẹ hay phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần.

Nồng độ huyết sắc tố trong máu ở mẹ có thể giảm rất đột ngột do nhu cầu tăng trưởng của bé.

Sự gia tăng thể tích máu trong thai kì cũng gây thiếu máu vì nồng độ huyết sắc tố giảm do bị pha loãng so với bình thường.

Có thể do chế độ mẹ ăn uống thiếu chất sắt cũng là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu.

Thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối

Thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối

2. Dấu hiệu thiếu máu khi mang thai

Một số triệu chứng để mẹ nhận biết thiếu máu khi mang thai như sau:

Da tái xanh, yếu ớt, nhợt nhạt và không khoẻ như bình thường.

Cơ thể luôn mệt mỏi bất thường, uể oải, không có khả năng chịu đựng như bình thường.

Cảm thấy khó chịu, dễ bực tức.

Dễ trở nên khó thở, có cảm giác như leo cầu thang cao hoặc đi bộ thật nhanh mà không được nghỉ để lấy hơi.

Người bị thiếu máu hay cảm thấy nhức đầu

dấu hiệu Thiếu máu khi mang thai

Thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ khi mang thai

3. Thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai

Thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai chủ yếu do mẹ bầu bị thiếu sắt, một số trường hợp mắc phải do di truyền.

Bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Mẹ cảm thấy mệt mỏi kéo dài, thường xuyên nhức đầu…Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể làm tăng các nguy cơ sảy thai, nhau tiền đạo, vỡ ối sớm…

Vì thế, mẹ cũng nên bổ sung sắt để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh này khi mang thai. Ngoài ra, nếu bệnh do di truyền gây ra thì mẹ cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có hướng điều trị đúng.

Bệnh thiếu máu thalassemia khi mang thai

Bệnh thiếu máu thalassemia khi mang thai

4. Thiếu máu ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

Thiếu máu khi mang thai ở mức độ nhẹ không gây nguy hiểm đến trẻ mà chỉ ảnh hưởng đến mẹ. Tuy nhiên, nếu không điều trị thiếu màu thì có thể dẫn đến sinh non. Trẻ sơ sinh của mẹ bị thiếu máu thường nhẹ cân và chậm phát triển.

Mẹ cũng không nên quá lo lắng vì nếu được chẩn đoán và phát hiện sớm thì bác sĩ sẽ có những tư vấn điều trị phù hợp cho mẹ.

Ngoài ra, mẹ có thể tự hỗ trợ điều trị bằng chế độ ăn uống của mình.

5. Thiếu máu khi mang thai nên ăn gì?

Chế độ ăn của mẹ bầu cũng giúp phần quan trọng trong việc chữa thiếu máu khi mang thai

5.1. Bí đỏ

Trong bí đỏ có chứa lượng lớn các chất protein, carotene, vitamin, amino a-xít, can-xi, sắt… Vì thế bí đỏ được xem là thực phẩm bổ máu cho bà bầu cần có trong mỗi bữa ăn. Mẹ bầu nên chọn bí đỏ chín vì chúng chứa nhiều canxi, sắt, carotene và kẽm giúp bổ sung nhiều lượng máu cho cơ thể hơn.

5.2. Bông cải xanh

Mẹ bầu thường được khuyến khích ăn bông cải xanh trong thời kỳ mang thai để bổ sung  lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là giúp bổ máu bởi giá trị dinh dưỡng giàu sắt, protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin A và vitamin C.

Bông cải xanh rất tốt cho mẹ bị thiếu máu

Bông cải xanh rất tốt cho mẹ bị thiếu máu

5.3. Chuối

Việc mẹ ăn một trái chuối vào mỗi buổi sáng cũng giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu khi mang thai. Ngoài ra, ăn chuối còn làm giảm triệu chứng táo bón cực kì hiệu quả.

5.4. Thịt bò

Thịt bò gần như đứng đầu trong những thực phẩm giàu sắt cho mẹ bầu. Hơn nữa, thịt bò cũng rất dễ chế biến thành nhiều món đa dạng nên mẹ nhớ bổ sung vào trong thực đơn của mình.

5.6. Cá hồi

Cá hồi do chứa nhiều hàm lượng omega – 3 nên là thực phẩm bổ máu được nhiều mẹ bầu ưu tiên lựa chọn.

Thiếu máu khi mang thai là hiện tượng không hiếm gặp nhưng nếu được phát hiện sớm cũng không quá đáng lo ngại. Vì thế, mẹ bầu cần khám thai định kỳ để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp.

Xem thêm

>> Những điều mẹ cần biết về viêm phụ khoa khi mang thai

> Khắc phục tình trạng đau hông khi mang thai

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital