Chi phí phẫu thuật sụp mí mắt bẩm sinh là một trong những mối lo lắng hàng đầu của những người đang quan tâm đến dịch vụ này, nhất là khi, chi phí cho phẫu thuật mí không hề nhỏ đối với các gia đình có mức thu nhập trung bình. Thêm vào đó, việc phẫu thuật sụp mí bẩm sinh lại rất cần thiết, bởi điều này ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình cũng như quan niệm của nhiều người về đôi mắt.
Menu xem nhanh:
1. Sụp mí bẩm sinh và những vấn đề liên quan
1.1. Sụp mí – nguyên nhân sụp mí bẩm sinh
Sụp mí dễ nhận biết, bởi đó là tình trạng mí mắt trên bị thấp hơn so với vị trí thông thường, làm mắt của người bị sụp mí có hình dạng nhỏ, không được to tròn và cân xứng. Ở trạng thái tự nhiên thường thấy, mí trên của mắt sẽ che qua rìa giác mạc tầm khoảng 2mm. Với những người bị sụp mí, giới hạn này sẽ bị nhỏ hơn.
Sụp mí có thể do bẩm sinh hoặc do mắc phải. Trong đó, sụp mí bẩm sinh chiếm đến tầm 70 % các trường hợp sụp mí, bao gồm tình trạng sụp mí đơn thuần hoặc sụp mí phối hợp. Sụp mí bẩm sinh có khoảng cách từ đồng tử đến cơ nâng mi gần hơn nhiều ở các bệnh nhân nhi, chỉ thường còn khoảng 0,5mm.
Nguyên nhân sụp mí bẩm sinh khá đa dạng, nhưng chủ yếu là do những bất thường về cơ (rối loạn, thay đổi kết cấu các sợi cơ nâng mi) là suy giảm chức năng của cơ mi. Một số tình trạng hiếm gặp hơn, nguyên nhân sụp mí bẩm sinh còn có thể do gián đoạn dẫn truyền thần kinh – cơ.
Sụp mí bẩm sinh có thể đi kèm những bất thường khác như lác, lé mắt, hẹp khe mu, dị dạng sọ mặt,… Sụp mí cũng có thể gặp phải trong các chấn thương, tai nạn/bệnh lý làm liệt dây thần kinh số III, bệnh lý nhược cơ, …
1.2. Biểu hiện và tiên lượng
Sụp mí bẩm sinh có thể xuất hiện ở một bên mắt hoặc cả hai bên mắt của trẻ. Thông thường, mức độ sụp mí cũng ổn định và không thay đổi.
Tình trạng sụp mí nhẹ là khi sụp mí một bên không kèm triệu chứng chủ quan, hoặc có thể đi kèm một số triệu chứng nhẹ như nheo mắt, nháy mắt khi tập trung. Trong khi đó, sụp mí nặng có thể kèm theo tình trạng ngửa cổ, rướn trán khi nhìn, nhìn kém, góc nhìn bị hạn chế,…
Sụp mí kèm liệt dây thần kinh số III thường kèm tình trạng lác, nhưng vận động nhìn lên, xuống, vào trong… thường bị hạn chế. Sụp mí trong bệnh nhược cơ lại đặc biệt hơn một chút, có thể thay đổi mức độ sụp mí trong ngày cùng với biểu hiện khó thở, khó nuốt,…
Sụp mí bẩm sinh dạng nhẹ không ảnh hưởng nhiều đến trẻ. Tuy nhiên, những trường hợp nặng, nếu trẻ không được khám sớm có thể xảy ra những vấn đề nghiêm trọng như tật khúc xạ, giảm/mất thị lực, vẹo cổ ảnh hưởng vóc dáng, đồng thời gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm như liệt dây thần kinh số III, nhược cơ, hội chứng Horner,…
Chính vì thế, bệnh nhân sụp mí bẩm sinh cần được thăm khám tỉ mỉ và điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa mắt uy tín, chuyên nghiệp để có thể điều trị, loại trừ, loai bỏ các tổn thương lên mắt và thần kinh.
2. Điều trị và chi phí điều trị phẫu thuật sụp mí mắt do bẩm sinh
2.1. Điều trị
Sụp mí mắt bẩm sinh khi xác định điều trị sẽ được thăm khám tỉ mỉ qua các chuyên khoa mắt, thần kinh, nội tiết,…
Với trường hợp sụp mí nhẹ, sụp mí ở trẻ nhỏ chưa có chỉ định phẫu thuật, hoặc bệnh nhân có bệnh lý toàn thân không thể/chưa thể chỉ định phẫu thuật, việc điều trị sẽ được chỉ định chỉnh kính điều trị tật khúc xạ.
Với những trường hợp sụp mí rõ ràng, sụp mí nặng hoặc người bệnh có nhu cầu, mong muốn cải thiện tình hình sụp mí dứt điểm, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp phẫu thuật điều chỉnh tình hình sụp mí. Phẫu thuật trong trường hợp này có nhiều phương pháp như: cắt ngắn cơ nâng mi, phẫu thuật treo cơ trán,… Tùy từng trường hợp bệnh nhân, tình trạng, độ tuổi, chức năng cơ nâng mi, các vấn đề tổn thương đi kèm mà bác sĩ sẽ quyết định thời điểm và phương pháp điều trị phù hợp cho mỗi bệnh nhân.
Cũng cần lưu ý rằng, không phải mọi trường hợp sụp mí đều cần được phẫu thuật. Thông qua việc thăm khám và theo dõi, bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp giúp bệnh nhân có thể tránh những biến chứng mắt và toàn thân phù hợp.
2.2. Chi phí phẫu thuật
Như đã nói trên đây, việc phẫu thuật sụp mí bẩm sinh có nhiều phương pháp. Việc chỉ định các phương pháp khác nhau sẽ liên quan đến vấn đề điều kiện phẫu thuật và máy móc đi kèm, do đó, chi phí cũng khác nhau.
Bên cạnh đó, tùy theo từng độ tuổi, tình trạng bệnh nhân,công nghệ áp dụng mà chi phí cho ca phẫu thuật sụp mí bẩm sinh có thể thay đổi với từng trường hợp. Việc thăm khám sẽ giúp bệnh nhân xác định các vấn đề này và được tư vấn về phương pháp cũng như chi phí điều trị sụp mí tương ứng.
Thông thường, dựa trên các điều kiện tình trạng, mức độ sụp mí và phương pháp chỉ định, phẫu thuật điều chỉnh sụp mí mắt bẩm sinh sẽ giao động từ 8 – 20 triệu đồng. Sự chênh lệch lớn giữa mức cao nhất và thấp nhất ở việc phẫu thuật này có thể do công nghệ thực hiện, nhưng phần lớn là do vấn đề tình trạng và phương pháp phẫu thuật phù hợp với bệnh nhân.
3. Lưu ý sau phẫu thuật
Việc thực hiện những lưu ý của bác sĩ sau phẫu thuật sụp mí bẩm sinh là rất quan trọng, bởi điều này có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành đôi mắt đều, to tròn, không biến chứng sau phẫu thuật cho người bệnh. Chính vì thế, sau phẫu thuật cho mắt sụp mí, bệnh nhân cần chú ý:
– Luôn giữ mắt khô thoáng trong quá trình hậu phẫu, nên vệ sinh mắt với nước muối sinh lý theo chỉ định.
– Khi giảm sưng sau phẫu thuật, chú ý vấn đề vệ sinh để nước đá không bị dính vào khu vực phẫu thuật.
– Sử dụng các thuốc giảm đau, kháng sinh, kháng viêm sau phẫu thuật sụp mí theo chỉ định của bác sĩ.
– Hạn chế vấn đề điều tiết mắt, không tác động vật lý (dụi mắt, gãi,…) trong giai đoạn hậu phẫu.
– Có chế độ ăn uống khoa học, ngủ nghỉ điều độ để tăng cường thể trạng cũng như phù hợp với việc phẫu thuật sụp mí trong thời gian này.
– Tái khám sau phẫu thuật để kiểm tra tình trạng mắt và kết quả phẫu thuật theo chỉ định.
Một lưu ý nhỏ nhưng cần thiết cho bệnh nhân là: nên lựa chọn cho mình các bệnh viện mắt tin cậy để thực hiện việc thăm khám và điều trị an toàn. Các chính sách như bảo hiểm y tế, bảo lãnh viện phí cũng là cơ sở giúp bệnh nhân tiết kiệm chi phí phẫu thuật sụp mí mắt bẩm sinh trong các trường hợp chỉ định can thiệp.